Gợi ý cách xây dựng thực đơn cho người xạ trị ung thư

Xạ trị là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị ung thư. Tuy nhiên, phương pháp này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến cuộc sống và chế độ ăn uống của người bệnh. Trong bài viết này, PTC Shop sẽ gợi ý đến bạn cách xây dựng thực đơn cho người xạ trị ung thư để giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Vì sao cần xây dựng thực đơn cho người xạ trị?

Xây dựng thực đơn cho người xạ trị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng, tạo điều kiện để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, cụ thể:

  • Duy trì trạng thái khỏe mạnh: Các chuyên gia cho biết, có đến 57% người mắc ung thư bị sụt cân trước khi thực hiện xạ trị. Những bệnh nhân này có nguy cơ tiếp tục sụt cân trong quá trình xạ trị. Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết thông qua thực đơn hàng ngày là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân trong thời gian này.
  • Tối ưu hoá hiệu quả của xạ trị: Các dưỡng chất như protein (giúp tái tạo tế bào), chất xơ (tăng cường hệ tiêu hoá trong quá trình xạ trị), omega-3 (giảm tác động phụ về tim mạch) đóng vai trò quan trọng trong quá trình xạ trị. Xây dựng một thực đơn khoa học giúp bệnh nhân có thể hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ giúp việc xạ trị đạt hiệu quả tốt hơn.

Vì vậy, dù có cảm giác chán ăn hoặc phải đối mặt với tác dụng phụ trong quá trình xạ trị, bệnh nhân cũng không nên ăn uống thất thường, thiếu khoa học hay bỏ bữa. Thay vào đó, người bệnh cần lên kế hoạch ăn uống hàng ngày một cách khoa học và thay đổi khẩu phần thường xuyên.

Xây dựng thực đơn cho người xạ trị giúp duy trì trạng thái khỏe mạnh
Xây dựng thực đơn cho người xạ trị giúp duy trì trạng thái khỏe mạnh

Xem thêm: 

Gợi ý cách xây dựng thực đơn cho người xạ trị 

Để xây dựng một thực đơn hợp lý cho người xạ trị để tăng cường calo, cung cấp đủ protein, vitamin và khoáng chất là rất quan trọng. Tuy nhiên, để lựa chọn và kết hợp các món ăn một cách khoa học là điều không hề dễ dàng. Dưới đây là một số gợi ý cho việc xây dựng thực đơn cho người xạ trị ung thư tốt nhất mà bạn có thể tham khảo:

Lắng nghe cơ thể của bạn

Bạn cần hiểu rằng, các loại thực phẩm tốt nhất cho người xạ trị phải là những loại thực phẩm phù hợp nhất với tình trạng của bệnh nhân. Ví dụ, khi một bệnh nhân ung thư gan trải qua xạ trị và gặp tình trạng đầy hơi, khó tiêu thì họ nên tìm các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để hỗ trợ gan. Đồng thời, những người bệnh nên chọn thực phẩm có enzyme tiêu hoá và chất xơ để giúp giải quyết tình trạng khó tiêu, đầy hơi. Khi áp dụng cách này, bạn sẽ giúp hệ tiêu giảm được áp lực do bồi bổ quá mức.

Lập kế hoạch với các thực phẩm lành mạnh

Kế hoạch ăn uống chi tiết với thực phẩm lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát lượng dưỡng chất nạp vào cơ thể và tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có hại trong quá trình xạ trị. Để xây dựng một thực đơn hợp lý, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết:

Dưỡng chất Hàm lượng cần thiết trong ngày (…/ngày)
Năng lượng 25-40 kcal/kg
Protein 60-70g
Tinh bột 290-370g
Chất xơ 21-38g
Chất béo 25-35g

Bên cạnh đó, để nâng cao khả năng hồi phục sau xạ trị, người bệnh nên ưu tiên hấp thụ protein từ các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, đậu nành, đậu hà lan hoặc từ các loại hạt như hạt chia, hạt điều, hạt lanh, hạt hướng dương. Đồng thời, ưu tiên tiêu thụ các axit béo tốt từ cá thu, cá hồi, cá mòi, cá trích,… thay cho chất béo trong các loại thịt đỏ.

Bổ sung nhiều rau và trái cây

Bổ sung rau củ quả vào thực đơn sẽ giúp cung cấp cho cơ thể lượng chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất cần thiết. Những dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ làm lành tổn thương trong cơ thể, tăng cường tiêu hoá, làm dịu phần ruột và duy trì sức khỏe trong quá trình xạ trị.

Một số loại rau và trái cây nên bổ sung vào thực đơn cho người xạ trị bao gồm rau cải bó xôi, bắp cải, bông cải xanh, rau mồng tơi, khoai tây, cà rốt,… Tuy nhiên, nếu người bệnh gặp vấn đề về tiêu hoá thì nên ưu tiên luộc mềm các loại rau và ăn các loại trái cây chín mềm.

Bổ sung rau củ quả sẽ giúp cung cấp cho cơ thể chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất cần thiết
Bổ sung rau củ quả sẽ giúp cung cấp cho cơ thể chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất cần thiết

Bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo

Sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo được xem là nguồn dinh dưỡng dồi dào. Các dưỡng chất cung cấp cho cơ thể từ các loại thực phẩm này bao gồm: protein (giúp tái tạo tế bào), canxi và vitamin D (hỗ trợ xương và răng trong quá trình xạ trị), vitamin B (giúp cơ thể tăng cường hấp thụ năng lượng và phát triển tế bào). Một số loại thực phẩm mà PTC Shop gợi ý cho bạn là: sữa bò tiệt trùng không béo, sữa hạt điều, sữa đậu nành, sữa chua, sữa chua Hy Lạp,…

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm bún lứt, gạo lứt, bánh mì đen và bánh mì nguyên cám,… Đây là loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất (sắt, kẽm, magie, mangan), đạm và chất chống oxy hóa. Nhờ hàm lượng dưỡng chất dồi dào, các loại ngũ cốc nguyên hạt đã được chứng minh là có thể giảm nguy cơ tử vong do ung thư lên đến 12%, đặc biệt là đối với ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư tuyến tụy và ung thư thực quản.

Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày

Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn. Thay vì 3 bữa lớn, bạn có thể cân nhắc ăn từ 8 – 10 bữa nhỏ hàng ngày. Mỗi bữa ăn cần cung cấp đủ năng lượng, protein, carbohydrate và chất béo có lợi cho sức khỏe.

Uống nhiều nước

Cung cấp đủ nước cho cơ thể là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe trong quá trình xạ trị, đặc biệt là đối với những người gặp phải tình trạng tiêu chảy. Hằng ngày, bạn cần tiêu thụ khoảng 1.5 – 2 lít nước. Hãy luôn giữ một chai nước lọc ngay bên cạnh và uống thường xuyên. Ngoài ra, bạn có thể cung cấp nước cho cơ thể thông qua các món ăn như bún, phở, súp, canh,…

Cung cấp đủ nước cho cơ thể là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe trong quá trình xạ trị
Cung cấp đủ nước cho cơ thể là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe trong quá trình xạ trị

Ăn gì để giảm tác dụng của xạ trị?

Trong nhiều trường hợp, dù thực đơn đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về dinh dưỡng nhưng người bệnh vẫn không thể ăn được do bị ảnh hưởng bởi những tác dụng phụ. Tùy theo trường hợp thực tế bạn gặp phải là gì và hãy tham khảo một số món ăn để giúp cải thiện tình trạng đó.

Chán ăn

Để tạo cảm giác ngon miệng khi ăn uống, người bệnh có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày và ăn các loại thực phẩm chứa nhiều protein như thịt gà, trứng, cá, các loại đậu (như đậu đen, đậu nành, đậu xanh, đậu Hà Lan) và các loại hạt (như hạt điều, hạt lanh, hạt chia, hạt hạnh nhân). 

Buồn nôn và nôn

Trong trường hợp gặp tình trạng buồn nôn và nôn, người bệnh nên ưu tiên ăn các món ăn ít gia vị như bánh quy mềm, bánh mì sandwich, cơm, mì sợi,… Đồng thời, bổ sung protein từ các loại hạt như đậu nành, đậu đen, đậu Hà Lan, hạt điều và chất xơ từ các loại rau củ quả như rau dền, rau muống, chuối, táo, lê.

Hãy cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn. Bạn có thể lựa chọn nước lọc hay nước ép từ hoa quả tươi thay vì nước ngọt có ga. Hãy uống nước giữa các bữa ăn để tránh gây gián đoạn cho quá trình tiêu hoá.

Bi63 sung các thực phẩm giàu protein vào thực đon người xạ trị giúp chống buồn nôn
Bi63 sung các thực phẩm giàu protein vào thực đon người xạ trị giúp chống buồn nôn

Đau miệng/cổ họng

Trong trường hợp bị đau miệng hoặc cổ họng thì người bệnh nên ưu tiên tiêu thụ các món ăn mềm và dễ nuốt như súp, cháo, cơm mềm, mì nước, rau luộc và trái cây chín. Người bệnh cần tránh ăn các loại rau sống, trái cây xanh và các món ăn cứng như bánh quy, bánh mì nướng giòn, khoai tây chiên. Đồng thời, cần hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều gia vị (mặn, cay, hoặc chua) và tốt nhất là loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi thực đơn cho người xạ trị.

Đầy hơi

Trong trường hợp gặp tình trạng đầy hơi, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm gây ra hiện tượng này như đậu, lạc, cải, cà rốt, cà chua, hành, tỏi, cà phê, bia, soda và các đồ uống có ga. Thay vào đó, bệnh nhân cần tăng cường hấp thụ chất xơ từ rau củ quả như bông cải xanh, rau muống, rau dền, nấm, táo, nho, dâu, chuối, lê. Các loại rau xanh và hoa quả không chỉ cung cấp chất xơ mà còn chứa vitamin C và các chất kháng viêm như zingibain, anethole, có khả năng giúp giảm thiểu tình trạng đầy hơi ở người xạ trị.

Mệt mỏi

Để đối phó với tình trạng mệt mỏi do xạ trị, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu năng lượng như thịt gà, trứng, cá, hạt, các loại đậu và hạt ngũ cốc. 

Bổ sung Fucoidan để hỗ trợ điều trị ung thư

Để giảm thiểu các tác dụng phụ của xạ trị cũng như hỗ trợ điều trị ung thư, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm chứa Fucoidan. Fucoidan là một dưỡng chất có trong các loại tảo nâu, đã được các nhà khoa học chứng minh là có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, Fucoidan còn có khả năng hỗ trợ giảm sự mệt mỏi cho các bệnh nhân trong quá trình xạ trị. 

Bổ sung Fucoidan giúp tăng cường sức đề kháng cho người xạ trị ung thư
Bổ sung Fucoidan giúp tăng cường sức đề kháng cho người xạ trị ung thư

Tại PTC Shop hiện đang cung cấp các sản phẩm Fucoidan Nhật Bản được nhiều khách hàng đánh giá cao. Các sản phẩm này đều có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị ung thư. 

Hãy liên hệ ngay với PTC Shop để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng sản phẩm đúng cách. Cũng như đảm bảo mua sản phẩm chính hãng, chất lượng với giá hợp lý.

Bài viết trên đây của PTC Shop đã hướng dẫn bạn cách xây dựng thực đơn cho người xạ trị. Hy vọng bạn có thể áp dụng và xây dựng một thực đơn khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *