UNG THƯ HẠCH LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN, VÀ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH

Ung thư hạch, hay ung thư hạch bạch huyết là tên của một loại ung thư rất nguy hiểm mà không phải ai cũng biết tới. Đây là loại ung thư không phổ biến, tuy nhiên bệnh này đang ngày càng có xu hướng phát triển mạnh, bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên chúng ta thường vô tình bỏ qua.

Ung thư hạch là gì?

Ung thư hạch là loại ung thư liên quan đến hệ bạch huyết (hạch bạch huyết) được phân bổ rải rác trong toàn cơ thể con người. Bệnh phát triển từ bên các tế bào lympho, là một loại tế bào bạch cầu. Những tế bào này giúp chống lại bệnh tật trong cơ thể và đóng một vai trò thiết yếu trong khả năng phòng vệ miễn dịch của cơ thể.

Cơ thể con người có đến khoảng 600 hạch bạch huyết phân bố khắp nơi. Mỗi hạch bạch huyết được xem như một trạm canh gác hệ thống miễn dịch của cơ thể con người. Khi các tế bào ung thư hình thành trong hệ thống bạch huyết, chúng sẽ nhanh chóng di căn, hoặc lan rộng đến các mô và cơ quan khác nhau trên khắp cơ thể con người. Ung thư hạch thường lan đến gan, tủy xương hoặc phổi.

Ung thư hạch bao gồm 2 loại là: U lympho Hodgkin (chiếm đến 90% bệnh ung thư hạch) và U lympho không Hodgkin.

>>> Xem thêm: Tác động của công nghệ Nano đối với tế bào ung thư

Các giai đoạn của bệnh ung thư hạch

Ung thư hạch được phân thành bốn giai đoạn. Giai đoạn của bệnh ung thư hạch được xác định bởi vị trí và mức độ di căn của khối u.

Giai đoạn 1: Khối u ung thư đã xuất hiện ở 1 hạch bạch huyết hoặc những bộ phận liên quan khác.

Giai đoạn 2: Khối u ung thư đã xuất hiện ở hai hạch bạch huyết gần nhau, đã bắt đầu xâm lấn đến các cơ quan khác.

Giai đoạn 3: Khối u ung thư đã xuất hiện trong 3 hạch bạch huyết trên toàn cơ thể.

Giai đoạn 4: Khối u ung thư đã lan rộng trên toàn bộ cơ thể, có dấu hiệu của sự di căn lan ra gan, tủy xương hoặc phổi.

Nguyên nhân ung thư hạch

Các nguyên nhân được đánh giá là yếu tố gia tăng rủi ro của bệnh ung thư hạch bao gồm:

  • Tuổi tác: Bệnh thường xảy ra ở những người từ 60 tuổi trở lên. Tuy nhiên, ung thư hạch vẫn có nhiều khả năng phát triển ở trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Giới tính: Bệnh có khả phát triển ở đàn ông hơn phụ nữ.
  • Hóa chất và phóng xạ: Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất từ thành phần thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và các phòng xạ có thể gây ra ung thư hạch.
  • Suy giảm miễn dịch: Suy giảm miễn dịch có thể diễn ra ở một số người bệnh đã từng ghép tạng trước đó, hoặc người bị nhiễm HIV.
  • Bệnh tự miễn: Loại bệnh này xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào của chính cơ thể.
  • Nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm virus và vi khuẩn làm biến đổi tế bào lympho, chẳng hạn như virus Epstein-Barr (EBV), làm tăng nguy cơ ung thư hạch
  • Cấy ghép mô vú: Cấy ghép vú có thể dẫn đến u lympho tế bào lớn anaplastic trong mô vú.
  • Trọng lượng cơ thể và chế độ ăn uống: Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) đã gợi ý rằng thừa cân và béo phì có thể có một số liên quan đến sự phát triển của ung thư hạch.
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm: Virus Epstein-Barr (EBV) có thể gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân.
  • Tiền sử gia đình: Trong gia đình có người từng bị ung thư hạch thì những người có chung dòng máu có khả năng bị ung thư cao hơn những người bình thường đến 2-3 lần.

Biểu hiện ung thư hạch

Biểu hiện của ung thư hạch rất khó nhận biết, thông thường khi người bệnh phát hiện ra những triệu chứng rõ ràng thì đã là ung thư hạch giai đoạn cuối hoặc ung thư hạch di căn.

Các triệu chứng ung thư hạch tương tự như một số bệnh do virus gây nên, giống như cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh cũng được hiển thị qua một số biểu hiện:

  • Sốt liên tục mà không bị nhiễm trùng;
  • Bị nổi hạch, phình to nhưng không đau;
  • Đổ mồ hôi đêm, sốt và ớn lạnh;
  • Giảm cân và giảm sự thèm ăn;
  • Ngứa da bất thường, da bị biến đổi màu;
  • Mệt mỏi kéo dài hoặc thiếu năng lượng;
  • Bị đau các cơ hoành sau khi uống rượu;
  • Ho dai dẳng;
  • Khó thở, đau lồng ngực;
  • Đau hoặc sưng ở bụng;
  • Đau, yếu, tê tay chân.

Những câu hỏi thường gặp

Ung thư hạch có nguy hiểm không?

Ung thư hạch là một bệnh rất nguy hiểm. Hạch bạch huyết trải dài trên toàn bộ cơ thể con người, các hạch bạch huyết được xem là hệ thống rào cản miễn dịch của con người, vì thế hạch bạch huyết phát sinh vấn đề, toàn bộ cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng suy giảm miễn dịch. Khi cơ thể không có khả năng tự miễn dịch, chưa cần di căn sang những bộ phận khác, con người sẽ chết dần chết mòn vì ung thư hạch. Vì vậy nếu bạn đang cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, hãy đến bệnh viện thăm khám và tầm soát ung thư ngay trong giai đoạn sớm của bệnh.

Ung thư hạch cổ có chữa được không?

Ung thư hạch cổ có thể chữa trị được nếu như được phát hiện và tiếp nhận phương pháp điều trị ở giai đoạn sớm. Ở giai đoạn muộn, bệnh còn phải phụ thuộc vào sức khỏe, giai đoạn bệnh, vị trí khối u và diện tích di căn của bệnh để tiên lượng và đưa ra phác đồ điều trị.

Hiện nay nhờ có khoa học hiện đại nên có nhiều phương pháp điều trị ung thư hạch cổ. Trong đó các bác sĩ sẽ kết hợp đồng thời các phương pháp như phẫu thuật cắt bỏ khối u hạch cổ, kết hợp cùng phương pháp xạ trị, hóa trị và cấy ghép tế bào gốc.

Dinh dưỡng trong ung thư cho bệnh nhân ung thư hạch

Đối với bất kỳ loại ung thư nào, dinh dưỡng luôn là một phần quan trọng trong quá trình điều trị và duy trì sức khỏe người bệnh. Vậy những thực phẩm dinh dưỡng nào phù hợp dành cho bệnh nhân ung thư hạch?

  • Thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất là những chất cần thiết bổ sung cho bệnh nhân ung thư giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch, giúp chống oxy hóa cho cơ thể, chống lại các tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư.

  • Tinh bột

Sau khi tiếp nhận điều trị, người bệnh dễ chán ăn và thay đổi khẩu vị, tinh bột từ các loại thực phẩm như: các loại củ, ngũ cốc vừa giúp người bệnh no lâu, bên cạnh đó, tinh bột từ rau củ còn bổ sung thêm một lượng lớn chất xơ và khoáng chất giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.

  • Chất đạm, chất béo:

Chất đạm, chất béo đều là những chất cần có để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh. Trong các bữa ăn dành cho bệnh nhân cần có đầy đủ thịt, cá, đặc biệt là thịt gia cầm, chất béo trong bơ cùng với những loại dầu thực vật có chứa omega 3,6,9.

Một số lưu ý đối với bệnh nhân ung thư hạch: chia nhỏ bữa ăn, vận động nhẹ 15 – 20 phút mỗi ngày, bổ sung thêm protein nguồn gốc từ thiên nhiên, uống đủ nước,…

Bên cạnh đó, người bệnh sử dụng thêm 6 viên Fucoidan hằng ngày để giảm các tác dụng phụ của thuốc và gia tăng hệ miễn dịch. Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Mozuku – Nhật Bản, giúp ngăn chặn sự phát triển và di căn của tế bào từ bên trong, gia tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ quá trình điều trị ung thư. Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ công ty TNHH PT Consumer, được cục An toàn thực phẩm  – Bộ y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam.

>>> Xem thêm: Fucoidan – Phòng và hỗ trợ điều trị ung thư nhập khẩu Nhật Bản

CÔNG TY TNHH PT CONSUMER

Địa chỉ: Tầng 6 Tòa nhà Arrow, 40 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM.

Hotline: 1800 6671

Website: ptcshop.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *