UNG THƯ PHỔI VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT CỰC KỲ NGUY HIỂM

Tại Việt Nam, ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất trong 10 loại ung thư nguy hiểm nhất và là nguyên nhân gây tử vong dẫn đầu đối với người bệnh. Cùng tìm hiểu về các triệu chứng báo hiệu và các giai đoạn của bệnh ung thư phổi để nhận biết và tầm soát ung thư phổi trong thời gian sớm.

Ung thư phổi là gì?

Phổi là một bộ phận quan trọng trong cơ thể con người có vai trò trọng yếu là trao đổi khí – đem ôxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi, và điôxít cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu. Phổi cũng là một nơi lưu trữ máu.

Bệnh ung thư phổi hình thành khi các tế bào phổi phát triển bất thường, phân chia không kiểm soát được và cuối cùng là tạo thành các khối u ung thư. Các khối u ung thư dần lớn lên bằng việc lây lan và “tranh giành” chất dinh dưỡng với các tế bào khác. Các chuyên gia y tế Thế giới khuyên bệnh nhân nên tầm soát ung và phát hiện ra bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu để gia tăng tỉ lệ điều trị, vì bệnh ung thư phổi có tốc độ phát triển cực nhanh, cản trở hô hấp làm người bệnh rất nhanh xuống sức không đủ khả năng tiếp nhận phương pháp điều trị.

Các giai đoạn của bệnh ung thư phổi

Các giai đoạn của ung thư phổi cho thấy mức độ di căn của bệnhvà mức độ nghiêm trọng khối u. Phân loại giai đoạn giúp cho các Bác sĩ dễ dàng định hướng được phương pháp điều trị và lên phác đồ diều trị bệnh trong từng giai đoạn. Nhìn chung, bệnh ung thư phổi được phân thành 6 giai đoạn, bao gồm:

  • Giai đoạn bị che lấp: Giai đoạn này, không phát hiện ra tế bào bất thường mà tìm thấy những thay đổi trong đàm và mẫu nước thông qua nội soi.
  • Ung thư phổi giai đoạn 0: Tìm thấy tế bào bất thường trong các lớp tế bào trong một trong hai lá phổi.
  • Ung thư phổi giai đoạn 1: Tìm thấy một khối u đã phát triển trong phổi, nhưng có kích thước dưới 5 cm và chưa lan sang các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Ung thư phổi giai đoạn 2: Khối u nhỏ có kích thước lớn hơn 5 cm và có nguy cơ đã lan đến các hạch bạch huyết ở khu vực của phổi, hoặc có kích thước nhỏ hơn 7 cm và lan sang các mô lân cận nhưng không phải là các hạch bạch huyết.
  • Ung thư phổi giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết, di căn đến các phần khác của phổi.
  • Ung thư phổi giai đoạn 4: Ung thư đã lan xa đến các bộ phận khác, như xương hoặc não.

>>> Xem thêm: Tác động của công nghệ Nano đối với tế bào ung thư

Triệu chứng báo hiệu bệnh ung thư phổi là gì?

Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu rất khó xác định chính xác, vì bệnh có các biểu hiện rất giống với một số bệnh về đường hô hấp, đối với một số cơ địa của một số người có thể không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào cho đến khi bước vào giai đoạn cuối của bệnh. Những biểu hiện của bệnh ung thư phổi bao gồm:

  • Mất cảm giác ngon miệng;
  • Thay đổi giọng nói, khàn giọng;
  • Thường xuyên bị nhiễm trùng hô hấp (ho, đàm, dịch nhầy trong cổ họng,…), chẳng hạn như viêm phế quản hoặc viêm phổi;
  • Ho kéo dài không bớt, tái đi tái lại nhiều lần;
  • Khó thở, thở khò khè, thiếu dưỡng khí;
  • Thường xuyên bị đau đầu;
  • Tụt cân dù vẫn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng;
  • Đau tức ngực, xương vùng ngực đau âm ỉ;
  • Nghiêm trọng hơn có thể ho ra máu.

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp

Ung thư phổi có lây không?

Rất nhiều người bệnh ung thư phổi có nhiều biểu hiện liên tục ho, ho dữ dội khiến những người xung quanh, đặc biệt là người nhà lo sợ bệnh sẽ có thể lây truyền qua đường hô hấp, ăn uống hoặc sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, bệnh ung thư phổi cũng như những loại ung thư khác, bệnh phát triển là do đột biến các tế bào ở phổi sinh ra khối u, không phải diễn ra do virus nên hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm, càng không phải bệnh truyền nhiễm.

Bệnh ung thư phổi sống được bao lâu?

Tỉ lệ điều trị ung thư phổi là một trong những bệnh có con số điều trị thấp nhất trong các loại ung thư, bệnh phụ thuộc nhiều vào giai đoạn, kháng thể và mức độ di căn của bệnh. Những bệnh nhân phát hiện ra ung thư phổi giai đoạn đầu, lúc tế bào ung thư phổi nhỏ hoặc chưa hình thành, chưa chuyển biến thành khối u thì khả năng duy trì sự sống lên đến 80%, ngược lại, nếu phát hiện ra bệnh quá trễ, tỉ lệ duy trì sự sồng cho bệnh nhân chỉ nằm trong khoảng 25-50%.

Ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Đối với các bệnh nhân phát hiện ra ung thư phổi giai đoạn cuối, khối u đã di căn sang những bộ phận khác như: não hoặc xương thì thời gian sống của người bệnh chỉ nằm trong khoảng 6 – 18 tháng (tùy thể trạng từng bệnh nhân).

Phòng tránh ung thư phổi bằng cách nào?

Ung thư phổi là bệnh rất khó điều trị và có nguy cơ tử vong cao, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh bằng một lối sống lành mạnh để loại bỏ những nguy cơ tiềm tàng của bệnh. Những khuyến cáo từ các bác sĩ để phòng tránh bệnh ung thư phổi gồm có:

  • Ngừng hút thuốc

Những người có thói quen hút thuốc thường có nguy cơ bị ung thư phổi gấp 10 lần người không hút thuốc, vì trong thuốc lá không chỉ có nicotin, còn chứa tới hàng ngàn chất độc khác nhau. Đặc biệt, thuốc lá cũng không phải chỉ ảnh hưởng người hút, mà nó còn độc hại đối với người hít khói thuốc.

  • Tập thói quen đeo khẩu trang khi đi ra đường

Chỉ số ô nhiễm môi trường của Việt Nam trong năm nay tăng lên ở mức đáng báo động, đỉnh điểm, chỉ số ô nhiễm của khu vực TPHCM trong tháng 9 là 11-12, chỉ số này được đánh giá có thể gây hại đến sức khỏe con người. Hãy tập thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài để tự bảo vệ bản thân và gia đình nhé!

  • Hạn chế khói dầu trong nhà

Tại Việt Nam, đặc biệt là các chung cư hoặc hộ gia đình khép kín thường không có máy hút khói, việc nấu nướng trong nhà khiến không gian dễ tích tụ dầu mỡ, khói bếp. Thường xuyên hít khói dầu ở nơi sinh hoạt cũng gia tăng nguyên nhân rủi ro gây nên ung thư phổi.

  • Kiểm soát Radon

Radon là một chất khí phóng xạ do sự phân hủy tự nhiên, radon luôn luôn có mặt trong không khí và hiện hữu như một chất khí chúng ta hít thở hằng ngày. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát chúng bằng cách giữ nơi lưu trú luôn sạch sẽ thoáng mát, tránh hút thuốc lá và ảnh hưởng khói bụi ô nhiễm.

  • Giảm phơi nhiễm hóa chất độc hại

Một số nơi làm việc có rất nhiều chất độc hại như: Amiăng, thạch tín, Crom và Niken… Những chất này có khả năng xâm nhập và phá hủy cấu tạo của tế bào. Nếu chúng ta đang làm việc trong môi trường này nên hạn chế thời gian tiếp xúc, hoặc bảo hộ thân thể trước khi bước vào môi trường làm việc.

  • Sử dụng thực phẩm chức năng phòng ngừa ung thư

Sử dụng thực phẩm phòng ngừa ung thư là lựa chọn thường xuyên bắt nguồn từ người Nhật Bản. Với những thành phần thiên nhiên phong phú từ biển, người Nhật đã khám phá ra những thực phẩm bảo vệ sức khỏe, với hàm lượng dinh dưỡng cao, có khả năng đẩy lùi nguy cơ rủi ro của bệnh ung thư. Thực phẩm mà người Nhật Bản sử dụng để phòng ngừa ung thư là tảo nâu Mozuku, với hàm lượng Fucoidan cao nhất trong tất cả các loại tảo biển, người Okinawa đã sản xuất ra thực phẩm chức năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư Nano Fucoidan.

Sản phẩm hiện đang được nhập khẩu độc quyền và phân phối bởi công ty TNHH PT Consumer, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 1800 6671 để được tư vấn!

CÔNG TY TNHH PT CONSUMER

Địa chỉ: Lầu 6, Tòa nhà Arrow, 40 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM.

Hotline: 1800 6671

Website: https://ptcshop.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *