UNG THƯ BUỒNG TRỨNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆỤ NHẬN BIẾT SỚM

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê ung thư quần thể thì tỉ lệ ung thư buồng trứng vào năm 2000 ở Hà Nội là 4,4/100.000 và tại Thành phố Hồ Chí Minh là 3,7/100.000 dân. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, tuy nhiên độ tuổi dễ mắc ung thư buồng trứng nhất là ở phụ nữ tiền mãn kinh. Cùng PTC Shop điềm qua những điều cần biết về bệnh ung thư buồng trứng qua bài viết sau nhé!

Ung thư buồng trứng là gì?

Buồng trứng là một trong những cơ quan sinh dục có chức năng sinh sản của phụ nữ, mỗi cơ thể của một người phụ nữ bao gồm có 2 buồng trứng, nằm bên trong khung chậu. Buồng trứng mang chức năng vô cùng quan trọng là sản xuất ra trứng, tham gia vào quá trình thụ tinh. Bên cạnh đó, buồng trứng còn sản xuất ra nội tiết tố nữ là estrogen và progesterone – hai loại nội tiết tố nữ này tác động trực tiếp lên quá trình phát triển cơ thể phụ nữ, điều hành chu kỳ kinh nguyệt và mang thai.

Bệnh ung thư buồng trứng là một trong những bệnh phổ biến nhất trong những loại ung thư về đường sinh dục ở phụ nữ. Ung thư buồng trứng thường phát triển ở một hoặc hai bên buồng trứng, ung thư buồng trứng có tốc độ phát triển tương đối nhanh, chúng xâm lấn và phá hủy các mô, các cơ quan xung quanh và có thể di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể, đa phần phụ nữ khi phát hiện ra ung thư buồng trứng thì khối u đều đã lan ra ổ bụng.

Nguyên nhân ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng vẫn chưa được xác định nguyên nhân rõ ràng, tuy nhiên các nhà nguyên cứu đã thống kê những nguyên nhân rủi ro có khả năng làm tăng tỉ lệ làm mắc bệnh ung thư ở phụ nữ bào gồm:

  • Di truyền: Ung thư là bệnh có thể di truyền qua nhiều thế hệ trong gia đình, những người trong gia đình có người mắc bệnh ung thư thì họ thường có tỉ lệ mắc bệnh ung thư cao hơn những người bình thường.
  • Có tiền sử bệnh ung thư: Những người từng bị ung thư về đường sinh dục như: ung thư vú, ung thư cổ tử cung,…có khả năng sẽ có tỉ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao hơn.
  • Tuổi tác: Những phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh có nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao hơn những người trẻ.
  • Chưa từng mang thai và sinh con: Chưa từng mang thai và sinh con cũng được cho là một trong những nguyên nhân ung thư buồng trứng, những người phụ nữ đã sinh từ 2 con trở lên có tỉ lệ ung thư thấp hơn.
  • Chu kỳ kinh nguyệt thưa thớt không đều: Những người không có chu kỳ kinh nguyệt đều có khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng cao gấp 2 lần.
  • Bột talc: Phụ nữ sử dụng bột talc nhiều ở cơ quan sinh dục làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
  • Dùng thuốc kích thích rụng trứng: Khi lạm dụng thuốc kích thích rụng trứng sẽ làm cho buồng trứng dần mất đi chức năng.
  • Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh: Chế độ ăn uống quá nhiều mỡ và các chất gây ung thư có thể gây nên ung thư buồng trứng.
  • Ảnh hưởng môi trường bên ngoài: Yếu tố môi trường bên ngoài như: vệ sinh kém, lạm dụng phấn thơm lâu ngày làm bí tắt ống dẫn trứng, bị ảnh hưởng bởi các tia bức xạ từ thiết bị điện tử.

Biểu hiện của bệnh ung thư buồng trứng

Phát hiện và sớm điều trị bệnh sẽ đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện vì chúng thường dễ bị nhầm lẫn với những triệu chứng về rối loạn đường tiêu hóa:

  • Đầy bụng, đầy hơi kéo dài, táo bón: Đây là giai đoạn khối u tại buồng trứng đang bắt đầu phát triển, to lên và chèn ép lên dạ dày, ruột.
  • Khó chịu, đau vùng xương chậu: Đây là triệu chứng bình thường ở phụ nữ khi mỗi lần chu kỳ đến, tuy nhiên, nếu biểu hiện này kéo dài thì chị em nên đến các phòng khám phụ khoa để tìm hiểu nguyên nhân.
  • Khó tiêu, buồn nôn, chướng bụng: Đây là tính trạng khi khối u lớn lên và chèn ép lên hệ tiêu hóa. Nếu trường hợp này xảy ra thường xuyên thì nên đến bệnh viên thăm khám ngay.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng, vòng bụng to hơn không rõ nguyên nhân.
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng: Không có năng lượng dù ăn uống đầy đủ chất, kèm theo tình trạng sụt cân.
  • Chảy máu âm đạo bất thường, rong kinh, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, đau lưng.
  • Đau khi quan hệ tình dục: Cơn đau xuất hiện âm ỉ ở bên phải hoặc trái quanh khung xương chậu.

>>> Xem thêm: Tác động của công nghệ Nano đối với tế bào ung thư

Điều trị ung thư buồng trứng như thế nào?

  • Phẫu thuật 

Phẫu thuật là phương pháp được lưa chọn thường xuyên, đối với phương pháp này, các bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u ở một hoặc hai bên buồng trứng, hoặc cắt bỏ hết mạc nối và hạch trong ổ bụng, nếu khối u đã bắt đầu di căn sang những bộ phận khác thì sẽ kết hợp thêm hóa trị và xạ trị.

  • Hóa trị  

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, thường được áp dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư đã bắt đầu lây lan sau phẫu thuật, đa phần các loại thuốc hóa trị sẽ được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, phẩn còn lại dược tiêu thụ dưới dạng viên uống.

Thuốc hóa trị có nhiều tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, chán ăn, tiêu chảy, mệt mỏi, tê cơ, đau đầu, rụng tóc, sạm da, gãy móng. Đặc biệt, thuốc điều trị ung thư có thể làm cho bệnh nhân không nghe rõ và suy giảm chức năng thận.

  • Xạ trị 

Xạ trị là phương pháp áp dụng các tia bước sóng năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị sẽ động đến các tế bào ung thư và cả các tế bào bình thường nên cần người bệnh có một sức đề kháng tốt.

Xạ trị cũng tác động các tác dụng phụ lên cơ thể bệnh nhân, điển hình như: Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, bí tiểu, tiêu chảy, biến đổi da, đau bụng và tắc ruột.

Giải đáp những câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1. Cách phát hiện ung thư buồng trứng?

Nếu bạn đang xuất hiện những triệu chứng nêu trên và thường xuyên lặp đi lặp lại, hãy đến các trung tâm y tế để khám phụ khoa. Ngoài khám phụ khoa bên ngoài, các Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiến hành xét nghiệm ung thư buồng trứng bằng các cách:

  • Siêu âm qua âm đạo (TVUS);
  • Chụp CT vùng bụng và hố chậu;
  • Xét nghiệm máu để đo mức độ kháng nguyên ung thư 125 (CA-125);
  • Sinh thiết.

Câu hỏi 2. Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không?

Điều trị ung thư buồng trứng tùy thuộc vào: Giai đoạn bệnh, sức khỏe, tuổi tác, mức độ phát triển của khối u, hệ miễn dịch để đáp ứng phương pháp điều trị,….

Càng phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng chữa lành càng cao. Theo thống kê, điều trị bệnh ở giai đoạn đầu thì khả năng chữa khỏi là hơn 90%, đặc biệt đối với những người trẻ tuổi thì có khả năng phục hồi nhanh hơn. Phát hiện ung thư và điều trị ở giai đoạn muộn thì tỉ lệ chữa khỏi chỉ chiếm 10%.

Câu hỏi 3. Ung thư buồng trứng sống được bao lâu?

Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, tỉ lệ duy trì sự sống sau 5 năm của người bệnh có thể lên tới 90%, thậm chí là 94%. Ở những giai đoạn sau thì tỉ lệ giảm dần: 70% – 59% – 39% – 17%.

Câu hỏi 4. Xét nghiệm ung thư buồng trứng ở đâu?

Các chị em phụ nữ có thể khám phụ khoa và xét nghiệm ung thư buồng trứng ở các trung tâm y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa trong khu vực.

Câu hỏi 5. Sử dụng Fucoidan có làm giảm các tác dụng phụ khi vào thuốc không?

Câu trả lời là có. Sử dụng Fucoidan sẽ làm giảm các tác dụng phụ khi bắt đầu vào thuốc.

Khi bắt đầu hóa trị, xạ trị bệnh ung thư buồng trứng, người bệnh sẽ gặp rất nhiều tác dụng phụ như: nóng trong người, buồn nôn, nôn, rụng tóc, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và một số tác động khác liên quan đến xương và hệ tiêu hóa. Vì vậy, trong quá trình điều trị, bắt buộc người bệnh phải duy trì một sức khỏe và hệ miễn dịch khỏe mạnh để tiếp tục điều trị, nếu không có đủ sức khỏe thì các bác sĩ bắt buộc phải ngưng điều trị.

Fucoidan là một loạt các chuỗi các Polysaccharide Sulfat chỉ có duy nhất trong tảo biển, có khả năng bổ sung thêm sức đề kháng, “bỏ đói” các tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị và giúp người bệnh có thêm sức khỏe để duy trì phương pháp điều trị.

>>> Xem thêm: Fucoidan – Phòng và hỗ trợ điều trị ung thư nhập khẩu Nhật Bản

CÔNG TY TNHH PT CONSUMER

Địa chỉ: Lầu 6, Tòa nhà Arrow, 40 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM.

Hotline: 1800 6671

Website: https://ptcshop.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *