Những câu hỏi thường gặp xung quanh căn bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là gì? Tại sao mắc ung thư dạ dày? Liệu sẽ sống được bao lâu khi mắc bệnh? Có cách nào để chẩn đoán, để điều trị không,… hàng chục, hàng trăm câu hỏi mà các bệnh viện phải tiếp nhận. Một thực tế đáng buồn cho thấy số người mắc ung thư hằng năm luôn có xu hướng tăng cao, tuy nhiên kiến thức về bệnh của người dân không nhiều. Từ đó khiến việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. 

Chính vì vậy mà để ngừa bệnh hiệu quả, trước hết phải hiểu bệnh. Dưới đây, hãy cùng PTC tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh nguy hiểm này

1. Ung thư dạ dày là gì

Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày phát triển bất thường đột biến, mất kiểm soát và xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết. Khi bệnh ung thư dạ dày tiến triển nặng, có thể gây tử vong.

Nếu như ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung có phương pháp tầm soát hiệu quả và thường xuyên, thì ung thư dạ dày cho tới nay vẫn chưa có phương pháp tầm soát cụ thể và được áp dụng rộng.

Ung thư dạ dày thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn vì bệnh thường không có triệu chứng sớm, điều này gây ra khó khăn cho việc chữa bệnh

2. Ung thư dạ dày được chia làm mấy giai đoạn? 

Theo ghi nhận, ung thư dạ dày được phân loại theo giai đoạn của bệnh. Tức là có 05 loại tương ứng với 05 giai đoạn gồm giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3 và giai đoạn 4. 

Một trong những lý do khiến ung thư dạ dày có tiên lượng tử vong cao là vì bệnh nhân thường phát hiện bệnh vào giai đoạn muộn, tức là giai đoạn 3-4. Ở thời điểm này, khối u thường đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng di căn và phá hủy các tạng lân cận. Khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. 

2.1. Quy tắc phân chia giai đoạn ung thư dạ dày

Về quy tắc phân chia, giai đoạn là sự phân loại của kích cỡ khối u, sự xâm lấn của khối u từ bên trong thành trong của dạ dày đi ra khỏi thanh mạc dạ dày (nghĩa là đi qua các lớp cơ dọc, cơ chéo và ra tới thanh mạc). Sau đó, dựa vào hệ thống hạch để xem ung thư dạ dày có di căn về các mạch chưa, thuộc nhóm hạch nào: hạch nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4…

Ngoài ra, phân loại ung thư dạ dày có thể dựa vào việc ung thư đã di căn đến các cơ quan lân cận hay chưa, ví dụ như: di căn gan, di căn phổi, di căn xương, di căn não.

Căn cứ vào đó các bác sĩ sẽ có những phân loại, đánh giá giai đoạn để có những biện pháp và kế hoạch điều trị phù hợp cho từng giai đoạn.

3. Những phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày

Để chẩn đoán chính xác ung thư dạ dày, người bệnh thường sẽ được bác sĩ chỉ định nội soi. Đây là xét nghiệm quan trọng nhất khi nghi ngờ có ung thư dạ dày. Qua kết quả nội soi,  bác sĩ có thể biết được tương đối vị trí, kích thước khối u ở đoạn nào của dạ dày. Cuối cùng là sinh thiết để chẩn đoán chắc chắn là ung thư hay không.

Bên cạnh đó, người bệnh sẽ lần được thực hiện một số xét nghiệm khác như: chụp cắt lớp điện toán (CT Scan), Siêu âm bụng, X quang phổi, xét nghiệm máu ……để giúp cho chẩn đoán chính xác giai đoạn để từ đó Bác sĩ có thể lên phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng.

4. Liệu nội soi có phải là phương pháp chuẩn xác nhất để tầm soát ung thư dạ dày? 

Tính đến thời điểm hiện tại, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì với rất nhiều các phương tiện từ MRI, CT, Pet CT hoặc viên soi nang nội, robot để tìm tòi ra các ung thư thì các chuyên gia, bác sĩ ung bướu vẫn ưu tiên lựa chọn phương pháp nội soi trong chẩn đoán ung thư.

Bởi vì khi nội soi là thấy tận mắt và khi thấy tận mắt rồi thì thông qua nội soi có thể bấm lấy một miếng mô ở bao tử để làm sinh thiết và khi sinh thiết dưới kết quả của giải phẫu bệnh lý, nếu kết quả dương tính thì câu trả lời chắc chắn là ung thư dạ dày. 

5. Có bao nhiêu phương pháp điều trị ung thư dạ dày hiện nay? 

  • Phẫu thuật là cơ bản nhất , đây là phương pháp hiệu quả duy nhất để có thể chữa khỏi ung thư dạ dày. Trong khi phẫu thuật, bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày.
  • Hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại dù là rất nhỏ chưa được loại bỏ trong quá trình phẫu thuật.
  • Xạ trị ít có tác dụng trong ung thư dạ dày

6. Có cách nào để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày hay không? 

  • Ăn nhiều trái cây và rau
  • Giảm ăn các thực phẩm hun khói và muối
  • Ngừng hút thuốc lá
  • Hiểu rõ tiền sử bệnh của bản thân và cần nội soi dạ dày kiểm tra nếu từng bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori

7. Sau khi phẫu thuật cắt dạ dày, người bệnh cần lưu ý những gì

Đối với bệnh nhân vừa thực hiện phẫu thuật cắt dạ dày, thông thường họ sẽ phải tuân theo những tư vấn về chế độ dinh dưỡng 

  • Đối với phẫu thuật cắt bỏ 1 phần dạ dày, hầu hết bệnh nhân đều có khả năng ăn uống bình thường như trước, chỉ cần 1 số thay đổi nhỏ.
  • Đối với trường hợp cắt bỏ toàn bộ dạ dày, bác sĩ sẽ kết nối thực quản với ruột non, sau đó đặt 1 ống nhỏ (J-tube), dinh dưỡng sẽ truyền qua ống này trong một thời gian sau phẫu thuật để chờ phục hồi. Sau phục hồi, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, chẳng hạn ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên thay vì ăn 3 lần 1 ngày.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein
  • Bổ sung thường xuyên và đầy đủ chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón và một số bệnh ung thư như ung thư đại tràng hoặc ung thư ruột kết. Tuy nhiên, người bị bệnh túi thừa hoặc tiêu chảy mạn tính nên áp dụng một chế độ ăn ít chất xơ. Ngoài ra, người nhạy cảm với chất xơ sẽ bị khó chịu và tiêu chảy nếu tiêu thụ chất xơ quá nhiều. Áp dụng chế độ ăn ít chất xơ theo khuyến cáo của bác sĩ có thể giúp thư giãn đường tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy tốt hơn.
  • Nguyên tắc chế biến: Cần chọn thực phẩm đa dạng, bổ sung thực phẩm làm hóa lỏng thức ăn, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho một khối lượng dịch quy định. 

8. Fucoidan có thật sự giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày hay không? 

Fucoidan là tên gọi của một hợp chất siêu nhờn với gốc sulfate fucose chiết xuất từ những loài tảo nâu như mozuku, wakame (Undaria pinnatifida), mekabu và kombu. Tảo nâu đã sớm được người Nhật phát hiện và đưa vào bữa ăn hàng ngày như một thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe từ thế kỷ thứ 8. Đến cuối thế kỷ 20, các nhà khoa học mới dần phát hiện ra những tác dụng đặc biệt của Fucoidan trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, tăng cường hệ miễn dịch ở người.

Đặc biệt, Fucoidan nổi bật với 04 cơ chế đóng vai trò lớn trong ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

✔ Tiêu diệt tế bào ung thư theo chu trình tự chết Apoptosis

✔  Ngăn ngừa ung thư và chống ung thư di căn tái phát 

✔ Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch

✔ Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị, cải thiện và nâng cao thể trạng của bệnh nhân ung thư

9. Vậy 2 dòng sản phẩm Okinawa Fucoidan và Nano Fucoidan của Kanehide Bio hiệu quả với những loại ung thư nào? 

Về bản chất, tất cả các bệnh ung thư được hình thành đều do một cơ chế chung là sự tăng sinh mất kiểm soát của các tế bào, gây xâm lấn và di căn đến các cơ quan khác của cơ thể, gây suy giảm hệ miễn dịch. Okinawa Fucoidan và Nano Fucoidan tác động trực tiếp lên quá trình đó, kích hoạt các tế bào ung thư tự chết, ngăn hình thành mạch máu mới, ngừa di căn ung thư và giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, chống lại bệnh ung thư.   

Bởi vậy, Okinawa Fucoidan và Nano Fucoidan có thể sử dụng hỗ trợ điều trị cho tất cả các loại ung thư, ở tất cả các giai đoạn của bệnh như: Ung thư cổ tử cung, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư máu, ung thư xương, ung thư thận, ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư vòm họng, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư não, ung thư tinh hoàn, ung thư da, ung thư tuyến giáp, ung thư thanh quản, ung thư bàng quang, ung thư buồng trứng, ung thư túi mật, ung thư dạ dày, ung thư thực quản… 

10. Mua Fucoidan ở đâu?

Nếu bạn đang phân vân không biết mua fucoidan ở đâu chính hãng thì PTC chính là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Hiện nay, công ty TNHH PT Consumer (PTC) là đại diện thương mại nhập khẩu chính hãng các sản phẩm của thương hiệu Kanehide Bio Nhật Bản. 

Các sản phẩm Fucoidan tại PTC đa dạng về dạng bào chế cũng như mẫu mã bao gồm: Okinawa Fucoidan, Okinawa Fucoidan GOLD, Nano Fucoidan, Super Fucoidan, hay những dòng sản phẩm khác như Fucoidan Extract, Fucoidan Max, Fucoidan Tablet,….

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *