Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư dạ dày

Đối với loại ung thư có tiên lượng sống thấp như ung thư dạ dày, người bệnh thường sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro ẩn chứa. Và trong việc điều trị ung thư dạ dày, một số trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt toàn bộ dạ dày để có thể hỗ trợ việc điều trị, kéo dài sự sống. Đây là phẫu thuật mà toàn bộ hoặc một phần dạ dày sẽ bị loại bỏ, ở phía trên cắt đến thực quản bụng, ở phía dưới cắt dưới môn vị đến tá tràng.

Sau đó, thực quản sẽ được nối với hỗng tràng để thực hiện lưu thông hóa.

Chính vì vậy mà sau phẫu thuật, chế độ ăn uống của bệnh nhân lại càng trở nên khắt khe hơn với nhiều quy chuẩn được đặt ra nhằm tránh tình trạng bệnh tái đi tái lại. Dưới đây, hãy cùng PTC điểm qua những lưu ý cần thiết cho bệnh nhân ung thư dạ dày sau phẫu thuật nhé!

1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư dạ dày. 

Một trong những điều nguy hiểm đối với bệnh nhân ung thư dạ dày sau khi phẫu thuật chính là người bệnh thường lơ là trong chế độ ăn uống, không kiêng khem kỹ càng, dẫn đến nhiều hệ lụy phía sau. Nhiều nhận định đã cho rằng “nhiều người không chết vì ung thư, nhưng lại chết vì suy dinh dưỡng”, câu nói này có độ chính xác cao với trường hợp bệnh nhân phẫu thuật dạ dày. Vì dạ dày đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong tiêu hóa, do vậy sau phẫu thuật, chế độ ăn của bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý vừa để tránh tạo gánh nặng cho phần còn lại của dạ dày và các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa vừa cần đảm bảo dinh dưỡng để người bệnh có thể hồi phục sớm

2. Những lưu ý chung về chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư dạ dày

Một trong những điều mà các bệnh nhân ung thư dạ dày cần lưu ý chính là đây là một kỹ thuật phức tạp bắt buộc người bệnh phải kiêng khem nhiều thứ trước, trong và sau khi phẫu thuật. Đối với trường hợp sau khi phẫu thuật, cách ăn và tiêu hóa của người bệnh sẽ thay đổi bởi lẽ dạ dày có thể nhỏ hơn hoặc bị cắt hoàn toàn. Ví dụ sẽ no nhanh hơn, không có nhu động ruột di chuyển từ dạ dày đến ruột dẫn đến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh và khả năng hấp thụ dinh dưỡng bị giảm so với trước khi phẫu thuật. 

Về lý thuyết, sau cuộc phẫu thuật dạ dày, dạ dày người bệnh thường sẽ không giữ được nhiều thức ăn. Chính vì vậy mà người bệnh cần chia nhỏ 3 bữa ăn thành 6-8 bữa ăn nhỏ trở lên. Việc chia nhỏ này giúp người bệnh ăn đúng lượng thức ăn phù hợp với khả năng tiêu hóa của dạ dày hoặc tình trạng không có dạ dày nữa. 

2.1 bệnh nhân ung thư dạ dày sau khi phẫu thuật cần lưu ý thêm những điều sau trong chế độ ăn của mình

✔ Không ăn quá nhiều chất đạm, béo

✔ Thức ăn phải được nấu nhừ

✔ Không ăn đồ sống

✔ Không ăn nhiều thức ăn một lúc, tránh ăn nhiều canh

✔ Ưu tiên các loại thức ăn dễ hấp thụ như chất bột, thực phẩm khó tiêu hóa

✔ Không dùng đường đơn glucose và không dùng quá nhiều một lúc

✔ Nhai kỹ, ăn chậm

✔ Tránh ăn các loại quả chua, dưa chua, hành muối, các gia vị (giấm, ớt, tiêu), các chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê) vì chúng có thể gây loét miệng nối. Tránh ăn các loại thức ăn cứng và nhiều xơ như sụn, xương, rau già. 

✔ Có thể uống bổ sung vitamin B1, B12 và viên sắt. Sau khi cắt dạ dày, cơ thể có thể bị thiếu máu do đã mất đi vùng hang vị (nơi có liên quan đến việc hấp thụ sắt).

2.2. Đối với việc chế biến thức ăn cho bệnh nhân ung thư dạ dày

Bệnh nhân hoặc người chăm sóc bệnh nhân cần đảm bảo lựa chọn thực phẩm đa dạng. Chủ động bổ sung thực phẩm làm hóa lỏng thức ăn, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết 

2.3. Đối với uống, người bệnh cũng cần lưu ý 03 điểm sau:

✔ Cố gắng uống khoảng 8 đến 10 ly nước mỗi ngày. 

✔ Tránh đồ uống có ga do chúng gây cảm giác no.

✔ Uống nước trước và sau ít nhất 1 giờ ăn để tránh cảm giác quá no và ngăn ngừa mất nước.

✔ Không uống quá 120 ml chất lỏng trong mỗi bữa ăn.

Đặc biệt, sau phẫu thuật thì bệnh nhân cần phải cực kỳ chú trọng đến chuyện ăn uống để tránh tình trạng loét miếng nối và giúp dạ dày có đủ thời gian để kịp tiêu hóa thức ăn.

2.4. Những lưu ý khác dành cho người bệnh ung thư 

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chủ động kiểm soát những vấn đề thường gặp đối với bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật để có thể chủ động trong việc giải quyết vấn đề

✔ Kiểm soát cơn buồn nôn

✔ Hạn chế tình trạng quá no hoặc quá đói

✔ Kiểm soát tình trạng tiêu chảy: bằng cách giảm lượng tiêu thụ, giảm sữa, giảm chất béo, bổ sung thêm các chất xơ hòa tan, bơ đậu phộng, bột yến mạch

2.4. Chủ động bổ sung thêm Fucoidan – hợp chất hỗ trợ điều trị ung thư được các chuyên gia khuyên dùng

Để phòng ngừa ung thư dạ dày, chặn đứng biến chứng và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng những sản phẩm có chứa Fucoidan vì Fucoidan là chuỗi cao phân tử polysaccharides có thành phần chính là fucose, được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, ức chế sự hình thành mạch máu và hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy viên uống Fucoidan có tác dụng chống đông, chống virus, chống oxy hóa và giảm lipid máu.

Công ty TNHH PT Consumer – PTC là đại diện thương mại chịu trách nhiệm phân phối chính hãng các sản phẩm sức khỏe của Tập đoàn Kanehide Bao Nhật Bản. Các sản phẩm này được nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất, đảm bảo tuyệt đối về mặt chất lượng và được cấp phép bởi Bộ Y tế Việt Nam.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *