07 LOẠI THỰC PHẨM GIÚP BỆNH NHÂN PHỤC HỒI NHANH CHÓNG SAU HÓA TRỊ

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư, làm giảm số lượng, kích thước khối u cũng như ngăn ngừa di căn. Tuy nhiên đây được xem là hình thức điều trị “hóa chất” làm cơ thể bệnh nhân sẽ cảm thấy mất sức, không còn năng lượng, chán ăn, sụt cân,… Vì thế, chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng sau hóa trị rất quan trọng, giúp cho người bệnh đảm bảo dinh dưỡng và sức lực. Cùng PTC điểm danh những loại thực phẩm sau đây giúp giảm thiểu tác dụng phụ của hóa chất sau hóa trị nhé!

Thực phẩm giàu đạm

NCI (National Cancer Institute) khuyến cáo thực phẩm giàu đạm giúp cung cấp acid amin, protein nhằm duy trì và phục hồi năng lượng, sức khỏe cơ bắp. Vì khi thực hiện hóa trị năng lượng tiêu hao rất nhiều, một số người rơi vào tình trạng cạn kiệt.

Các bệnh nhân sau hóa trị thường cảm thấy khô miệng và khó nuốt, bạn có thể chế biến các món canh, món hầm, sốt từ thịt, cá để tăng hương vị, giúp người bệnh dễ nuốt. Cũng như cân bằng giữa đạm động vật và thực vật. Những thực phẩm giàu đạm: các loại thịt màu trắng như thịt gà hay thịt đỏ: thịt bò, thịt lợn,… trứng, cá,…

Thực phẩm giàu chất xơ

Một trong những tác dụng phụ của hóa trị là hệ tiêu hóa hoạt động kém, dẫn đến tình trạng táo bón. Vì thế kết hợp thực phẩm giàu xơ trong chế độ ăn giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Để tránh tình trạng táo bón kéo dài, không chỉ chất xơ mà phải bổ sung nhiều nước.

  • Viện Ung thư Quốc gia (NCI) Mỹ khuyên nên uống từ 8 đến 12 cốc nước mỗi ngày cho những người đang điều trị ung thư.
  • Chọn lựa các thực phẩm giàu xơ từ: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây khô, đậu Hà Lan, các loại rau củ quả, các loại hạt,…

Theo Nghiên cứu các loại hạt còn cung cấp nhiều khoáng chất tốt cho phòng và điều trị ung thư. Hạt dẻ, yến mạch,… có nguồn selen tuyệt vời. Một nghiên cứu được công bố trên Journal of Biological Chemistry cho thấy selen tăng cường hệ miễn dịch, cho phép chống lại một số bệnh ung thư.

Thực phẩm giàu tinh bột

Nhiều bệnh nhân sau hóa trị thường gặp phải tình trạng tiêu chảy. Các loại thực phẩm nhạt như gạo, chuối, lúa mì, lúa mạch, khoai lang, táo nấu chín và bánh mì nướng khô sẽ giúp làm đặc chất thải. Tránh dùng thức ăn nhiều dầu mỡ, hoa quả tươi vì sẽ làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

Cà rốt

Cà rốt rất phổ biến trong thực đơn hay lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. Vì trong cà rốt có chứa các thành phần làm tăng hiệu quả của quá trình hóa trị liệu nhờ ngăn chặn cơ chế trong cơ thể mà đôi khi cơ chế này có thể cản trở việc điều trị ung thư, theo một nghiên cứu năm 2014 của Viện nghiên cứu thực vật và thực phẩm New Zealand. 

Uống nước ép cà rốt mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc ung thư gan, ung thư phổi,… Và đối với bệnh nhân hóa trị, cà rốt giúp cung cấp vitamin, khoáng, chất xơ, các chất chống oxy hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn theo chia sẻ của chuyên gia y tế Vũ Thành.

Kẹo gừng

Hóa trị thường làm cho bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, khó chịu dạ dày và khó bước vào bữa ăn. Vì thế ngậm kẹo gừng trước khi ăn, hay nhâm nhi nước gừng ấm trong bữa ăn sẽ giúp làm ấm cơ thể, tăng cảm giác ngon miệng và làm dịu dạ dày.

Quả mọng nước

Mọi người thường nói khi điều trị bệnh theo tây dược, thuốc và hóa chất làm cơ thể “nóng” từ bên trong gây ra các tình trạng nhiệt, nổi mụn, nổi mẩn, khô miệng,… Để giảm thiểu tình trạng này sau hóa trị nên bổ sung các loại quả mọng nước. Theo NCI, các quả hay nước từ chanh, cam, bưởi, quýt,… sẽ giúp tạo ra nhiều nước bọt hơn vì vị chua của chúng kích thích tuyến nước bọt. Tuy nhiên, nếu có những tổn thương ở yết hầu, họng, miệng hoặc đang điều trị loét miệng thì không nên dùng những quả này vì chúng sẽ làm tình trạng trở nên nặng hơn.

Hành, tỏi

Hành, tỏi thường được làm gia vị trong chế biến món ăn. Trong hành, tỏi có hàm lượng lớn chất chống oxy hóa và các thành phần kháng khuẩn tốt. Các chất này được xem là các chất kháng khuẩn tự nhiên, kích thích hệ thống phòng thủ tự nhiên của hệ miễn dịch, góp phần ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu Cornell nhận thấy rằng hành tây có vị hăng thậm chí có thể ức chế sự tăng trưởng của một số tế bào ung thư.

Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, thực phẩm kể trên trong chế độ ăn là cần thiết. Bên cạnh đó Thạc sĩ, Dược sĩ Nguyễn Thị Vũ Thành còn khuyên nên lưu ý chọn và chế biến thức ăn cho bệnh nhân ung thư. Vì theo các chuyên gia, sau hóa trị, bệnh nhân sẽ chịu những tác dụng phụ nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến vị giác, cảm nhận món ăn. Vì thế không chỉ đảm bảo dinh dưỡng mà còn cần lưu ý:

Thực đơn đa dạng: Bệnh nhân thường cảm thấy chán ăn vì thế nên đa dạng, thay đổi món ăn, cách chế biến nhằm đảm bảo dinh dưỡng và tăng cảm giác thèm ăn

Chế biến món ăn mềm: Người bệnh thường thấy khô miệng và khó nuốt vì thế nên chế biến thức ăn mềm, dễ nuốt, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

Tránh thực phẩm đắng và tanh: Khẩu vị của người bệnh dễ thay đổi vì thế nên hạn chế và tránh các thực phẩm có vị đắng, mùi tanh. Đồng thời, nên cho bệnh nhân súc miệng trước khi dùng bữa sẽ cảm nhận vị tốt hơn.

Chia nhỏ bữa ăn: Nên chia nhỏ các bữa ăn từ 3 bữa chính thành 5 6 bữa nhỏ trong cả ngày để đảm bảo dinh dưỡng và sức lực, hạn chế chán ăn.

Công dụng của Fucoidan trong việc hỗ trợ điều trị ung thư sau hóa trị

Fucoidan là hợp chất sinh học siêu nhờn. Nguồn chất nhờn này được chiết xuất từ tảo biển. Trong tất cả các loại tảo biển gồm: Tảo nâu Okinawa, Mekabu, Kombu, Mozuku thì tảo Mozuku có chứa nhiều chất fucoidan nhất. Fucoidan có cấu trúc chuỗi phân tử cao Polysaccharide, có sulfate fucose là thành phần chính. Fucoidan được phát hiện cách đây hơn 100 năm. Hợp chất này đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và cho thấy những kết quả khả quan trong việc phòng và hỗ trợ điều trị ung thư.

Các sản phẩm chứa Fucoidan hiện đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới và được tiêu thụ mạnh nhất tại hai thị trường là Mỹ và Nhật Bản như Okinawa Fucoidan, Nano Fucoidan hay Super Fucoidan hay Fucoidan Extract. Trong đó Nano Fucoidan hiện đang là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhận được sự quan tâm rất lớn vì khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư thông qua các cơ chế như kích thích hệ miễn dịch, chống hình thành khối u, chống oxy hóa, ngăn ngừa sự tấn công của oxy hoạt tính, ức chế sự hình thành mạch máu mới của các tế bào ung thư và kích thích các tế bào ung thư tự chết. Không chỉ những bệnh nhân ung thư mà nhiều người khỏe mạnh bình thường cũng tìm đến các thực phẩm chức năng chứa Fucoidan với hy vọng cải thiện sức khỏe, phòng ngừa mắc ung thư.

Việc áp dụng thực đơn dinh dưỡng kết hợp với việc bổ sung thêm hợp chất Fucoidan cho bệnh nhân sau hóa trị nên đa dạng và linh hoạt với mỗi loại ung thư để có những kết quả tốt nhất cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư. Để đảm bảo dinh dưỡng, an toàn và đúng cách, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia khi xây dựng thực đơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *