HƯỚNG DẪN ĂN UỐNG SAU CẮT DẠ DÀY DO UNG THƯ

Sau cắt dạ dày do ung thư, bệnh nhân có thể không còn thể trạng và chế độ ăn uống như ban đầu. Vì thế thiết kế thực đơn dinh dưỡng và lưu ý những nguyên tắc là điều hết sức cần thiết. Như việc nên chọn loại thực phẩm nào sau phẫu thuật, ăn uống đúng giờ giấc, thức ăn dễ tiêu hóa,… Việc chú ý dinh dưỡng sau phẫu thuật còn giúp bệnh nhân có khả năng chuyển hóa hiệu quả, hấp thu dinh dưỡng mà không để lại những biến chứng nghiêm trọng. 

1. Hướng dẫn chung về chế độ dinh dưỡng sau cắt dạ dày

sau phẫu thuật dạ dày nên có chế độ ăn uống như thế nào

Sau phẫu thuật, có bệnh nhân cắt 1 phần hay toàn bộ dạ dày thì đều thay đổi cấu trúc của dạ dày. Bệnh nhân phải tập quen và thích nghi với điều đó bằng cách thay đổi dinh dưỡng, chế độ ăn và lối sống. Dạ dày không còn khỏe mạnh nữa nên tuân thủ hướng dẫn ăn uống một cách khoa học.

1.1 Hướng dẫn chế độ ăn

  • Bắt đầu với 6 hoặc lớn hơn 6 bữa ăn nhỏ hàng ngày. Khi mới bắt đầu ăn, có thể ăn với thể tích của khẩu phần ăn từ 120 ml/bữa đến 240 ml/bữa, sau vài tháng, có thể ăn khẩu phần lớn hơn và ăn ít bữa hơn. Tuy nhiên, có những người bệnh khác có thể vẫn phải cần cần phải tuân theo chế độ ăn nhiều bữa nhỏ/ ngày do tình trạng của mỗi bệnh nhân mỗi khác.
  • Nhai kỹ thức ăn để giúp hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thu thức ăn.
  • Ăn chậm.
  • Ngồi thẳng lưng trong khi ăn.
  • Bữa ăn cuối cùng trong ngày phải hoàn thành ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.
  • Không uống quá 120ml chất lỏng trong mỗi bữa ăn. Điều này sẽ cho phép cơ thể ăn đủ thức ăn dạng rắn mà cảm thấy không quá no và giữ cho thức ăn không di chuyển vào ruột non quá nhanh. Lưu ý rằng súp và các loại nước uống protein vẫn được tính là chất lỏng.
  • Nên ăn đầy đủ và đa dạng protein trong mỗi bữa ăn như trứng, thịt, thịt gia cầm, cá, các loại hạt, sữa, sữa chua, phô mai, bơ đậu phộng và đậu phụ.
  • Tránh thức ăn cay và hạt tiêu ngay sau khi phẫu thuật.
  • Tránh chất béo và thực phẩm có đường nếu như cảm thấy cơ thể khó chịu sau khi ăn các loại thức ăn này.

1.2 Hướng dẫn uống

  • Cố gắng uống khoảng 8 đến 10 ly nước mỗi ngày. Tránh đồ uống có ga do chúng gây cảm giác no.
  • Uống nước trước và sau ít nhất 1 giờ ăn để tránh cảm giác quá no và ngăn ngừa mất nước.
  • Không uống quá 120 ml chất lỏng trong mỗi bữa ăn.
  • Ngoài ăn các thực phẩm giàu vitamin B12, nên uống bổ sung vitamin B12. Vì dạ dày đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể hấp thu vitamin B12, mà bệnh nhân phẫu thuật dạ dày khiến người bệnh thiếu vitamin B12. 
  • Uống các dưỡng chất tốt cho cơ thể, quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng, chống viêm và mau lành vết thương, ngăn ngừa ung thư tái phát: fucoidan, nấm agaricus, nhân sâm linh chi,….

2. Kiểm soát các vấn đề thường gặp sau cắt dạ dày

kiểm soát các yếu tố thường gặp sau cắt dạ dày

Mỗi bệnh nhân sẽ có biểu hiện và triệu chứng khác nhau vì thế nên tập viết nhật ký về dinh dưỡng cho riêng mình. Ví dụ, sau khi ăn hay uống, thực phẩm nào khiến cơ thể khó chịu để tránh cho vào thực đơn hay có thể trình bày với bác sĩ để bác sĩ dễ dàng tìm ra nguyên nhân và hướng xử lý kịp thời. 

Sau đây là những vấn đề phổ biến mà người bệnh thường gặp sau khi cắt dạ dày và cách xử lý:

2.1 Mẹo kiểm soát  buồn nôn

  • Tránh thực phẩm giàu năng lượng, cay hoặc nhiều dầu mỡ.
  • Không ăn hoặc uống quá nhanh.
  • Không ăn hoặc uống quá nhiều cùng một lúc.
  • Không nằm sau bữa ăn. Đợi 2 đến 3 giờ sau khi ăn rồi mới được nằm.

2.2 Mẹo kiểm soát tình trạng quá no

  • Không ăn hoặc uống quá nhiều cùng một lúc.
  • Không uống quá nhiều nước trong mỗi bữa ăn.
  • Không ăn hoặc uống quá nhanh.
  • Tránh đồ uống có ga như soda và nước sủi bọt.
  • Tránh các loại rau có thể khiến bạn đầy hơi như bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, hành tây, bắp cải brussels và đậu.
  • Chia nhỏ bữa ăn 

2.3 Mẹo kiểm soát tiêu chảy

  • Đầu tiên, hãy thử giảm lượng tiêu thụ, sau đó, thử giảm sữa và cuối cùng, giảm ăn chất béo. Hãy chú ý xem liệu tình trạng tiêu chảy có giảm hơn khi bệnh nhân cắt giảm các chất dưỡng như trên. 
  • Tránh các loại dẫn xuất rượu của đường như sorbitol và mannitol. Các chất này thường có trong kẹo cao su, viên kẹo cứng, thuốc ho, món tráng miệng được làm từ sữa, bánh ngọt và bánh quy. 
  • Nên ăn thực phẩm có chất xơ hòa tan (soluble fiber,) như trái cây đóng hộp, chuối, bơ đậu phộng và bột yến mạch.

2.4 Đảm bảo bảo quản thực phẩm tốt tại nhà

  • Bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh hoặc tủ đông ngay lập tức.
  • Loại bỏ thức ăn thừa trong tủ lạnh sau 2 ngày.
  • Loại bỏ thực phẩm đông lạnh sau 6 tháng.
  • Tốt nhất hãy rã đông thức ăn bằng tủ mát hoặc lò vi sóng, không trên đun trên bếp.

Việc kết hợp dưỡng chất giúp Chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân ung thư dạ dày rất quan trọng. Sự kết hợp từ Nano FucoidanTinh chất nghệ mùa xuân và nấm Agaricus giúp cung cấp tinh chất Fucoidan và tinh chất Curcumin cùng hoạt chất beta glucan tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn mạnh, đặc biệt có tác dụng tốt trong việc bảo vệ dạ dày, giúp tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn ngừa di căn, giảm tác dụng phụ sau điều trị, giảm mệt mỏi, nôn, và thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng. 

chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân ung thư dạ dày

———————————————

CÔNG TY TNHH PT CONSUMER

Địa chỉ: 40 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Website: http://ptgroup.com.vn

Email: info@ptcshop.vn

Hotline: 1800 6671

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *