CHÍCH NGỪA UNG THƯ CÔ TỬ CUNG – TỪ A – Z NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Mỗi năm Việt Nam phát hiện mới hơn 4.100 người bị ung thư cổ tử cung và 2.400 phụ nữ tử vong do bệnh này, vì vậy các Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi phát triển bộ phận sinh dục nên đến để tiêm phòng vắc xin ung thư cổ tử cung. Dưới đây là một số lưu ý khi tiêm phòng vắc xin, chị em phụ nữ nhớ lưu lại để “bỏ túi” thêm kinh nghiệm và đề phòng các rủi ro của bệnh này nhé!

Tiêm phòng ung thư cố tử cung

Nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung

Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung đứng vị trí thứ 4 trong tổng số các trường hợp ung thư trên phụ nữ ở mọi lứa tuổi và đứng thứ 2 trong tổng số các trường hợp ung thư trên phụ nữ ở độ tuổi 15-44 tuổi, trong đó có đến hơn 95% phụ nữ bị ung thư cổ tử cung phát hiện ra virus HPV (Human Papillomavirus) trong cơ thể.

Các triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung trong thời gian đầu thường diễn biến âm thầm, khó phát hiện hoặc có các triệu chứng nhỏ giống như các biểu hiện của một số bệnh phụ khoa khiến người bệnh chủ quan. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi phát triển có các dấu hiệu bất thường nên thăm khám sức khỏe để tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung, hoặc tiêm phòng trong thời gian sớm nhất có thể.

>>> Xem thêm: Ung thư cổ tử cung là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị 

Các loại vắc xin tiêm phòng ung thư cổ tử cung 

Có thể nói rằng, tiêm phòng virus HPV là biện pháp phòng tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất. Tiêm phòng virus HPV có ý nghĩa rất to lớn trong việc ngăn chặn các tế bào bất thường, hoặc sự tiến triển của các tế bào bất thường phát triển thành ung thư cổ tử cung.

Không chỉ phòng tránh ung thư cổ tử cung, vắc xin HPV còn giúp giúp phòng bệnh các bệnh về đường sinh dục ở cả nam và nữ do virus HPV gây ra. Hiện nay các bệnh viện và trung tâm y tế tại Việt Nam đều đang sử dụng hai loại vắc xin: Gardasil (của Mỹ) và Cervarix (của Bỉ). Hai loại vắc xin này có tính chất giống nhau nhưng khác về một số liều lượng, duy trì và thời gian tiêm phòng, vì vậy người tiêm phòng cần làm theo chỉ định và các khuyến cao của các Y Bác sĩ về tiêm phòng để gia tăng hiệu quả.

Đối tượng khuyến cáo tiêm ngừa ung thư cổ tử cung

Tại Việt Nam, vắc xin tiêm phòng virus HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi (đối với vắc xin Gardasil) hoặc 10-25 tuổi (đối với vắc xin Cevarrix), bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa thì phụ nữ ở độ tuổi khuyến nghị đều nên đi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vắc xin thường có hiệu quả kéo dài đến trên 30 năm, nếu chưa có khuyến cáo phải tiêm nhắc lại từ chuyên gia Bác sĩ thì không cần tiêm liều nhắc. “Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là hoàn toàn cần thiết!”

>>> Xem thêm: Top 10 địa chỉ tầm soát ung thư tốt nhất Việt Nam

Một số lưu ý khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung

  • Giới tính nữ nằm trong độ tuổi chỉ định tiêm phòng vắc xin, không trong thời gian mang thai, không dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin, không mắc các bệnh cấp tính… đều đủ điều kiện tiêm vắc xin mà không cần làm bất kỳ xét nghiệm nào khác.
  • Tùy vào loại vắc xin sử dụng, tuy nhiên phác đồ tiêm vắc xin phòng HPV thông thường là 3 liều.
  • Trong vắc xin phòng HPV có chứa protein của virus, protein này không có khả năng gây nhiễm bệnh, không có khả năng biến đổi ADN, không có khả năng gây ung thư và không có khả năng gây phát dục sớm.
  • Vắc xin không có bất kỳ tác dụng bất lợi nào lên sự thụ thai, thai kỳ và thai nhi nhưng phụ nữ đang mang thai nên tạm hoãn tiêm vaccine phòng HPV để phòng tránh tỉ lệ những trường hợp ngoại lệ. Trong trường hợp đã tiêm 1 hoặc 2 liều vắc xin rồi mới phát hiện mang thai, nên tạm dừng các liều tiêm tiếp theo cho đến khi sinh xong em bé.
  • Có thể tiêm vắc xin đối với phụ nữ đang cho con bú.
  • Lưu ý, tiêm vaccine phòng HPV không thể phòng bệnh hoàn toàn 100%. Việc tiêm phòng HPV không mang ý nghĩa thay thế cho việc sàng lọc ung thư cổ tử cung, nên đối với những phụ nữ sau khi tiêm phòng vẫn được khuyến khích làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung.
  • Sẽ xuất hiện một số trường hợp vắc không mong muốn có thể xảy ra sau khi tiêm phòng như: sưng đỏ, ngứa, sốt nhẹ. Hãy thông báo cho chuyên gia nếu phát hiện ra những trường hợp bất thường hoặc triệu chứng có dấu hiệu trở nặng hơn.

Chích ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu?

Tại các thành phố lớn như TPHCM và Hà Nội, chị em phụ nữ có thể tìm đến một số trung tâm Y tế uy tín hoặc bệnh viện chuyên về vắc xin để tiêm phòng ung thư cổ tử cung.

Hà Nội: Tại Hà Nội, người dân có thể tìm đến một số trung tâm Y tế uy tín như:

  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
  • Viện vệ sinh dịch tễ trung ương (NIHE)
  • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (Nguyên Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội)
  • Phòng tiêm chủng SAFPO
  • Hệ thống tiêm chủng VNVC
  • Các Trung tâm Y tế Dự phòng quận/ huyện tại Hà Nội

TPHCM: Tại TPHCM, người dân có thể tìm đến các địa chỉ uy tín như:

  • Viện Pasteur
  • Bệnh viện Từ Dũ
  • Bệnh viện Hùng Vương
  • Bệnh Viện Đại Học Y Dược TPHCM
  • Các Trung tâm Y tế Dự phòng quận/ huyện tại TP.HCM
  • Hệ thống tiêm chủng VNVC

Ở các tỉnh thành khác

  • Trung tâm Y tế Dự phòng/ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh tại các tỉnh, thành phố, quận, huyện
  • Các bệnh viện phụ sản và Trung tâm tiêm chủng
  • Viện Pasteur tại Nha Trang và Đà Lạt
  • Hệ thống tiêm chủng VNVC tại Đồng Nai và Bình Dương

(*) Thông tin các trung tâm tiêm phòng theo: Hội Y Học dự phòng Việt Nam

>>> Xem thêm: Tác động của công nghệ Nano đối với tế bào ung thư

CÔNG TY TNHH PT CONSUMER

Địa chỉ: Tầng 6 Tòa nhà Arrow, 40 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM.

Hotline: 1800 6671

Website: ptcshop.vn

Fanpage: Biocare247 – PTC Shop

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *