Ung thư có lây không? Ung thư lây qua những trường hợp nào?

Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Vậy những người tiếp xúc, chăm sóc cho người bệnh ung thư liệu có bị lây không? Đây chính là nỗi lo lắng của nhiều người. Thông qua bài viết này, PTC Shop sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề ung thư có lây không và lây bằng cách nào để từ đó có một cái nhìn đúng đắn hơn, xua tan những nỗi lo lắng không cần thiết. 

Ung thư là gì?

Ung thư là bệnh lý xảy ra khi các tế bào không bình thường xuất hiện và sinh trưởng mất kiểm soát bên trong cơ thể. Theo thời gian, chúng hợp thành một khối u và dần dần phá hủy, xâm lấn các mô lành của cơ thể, xuất phát từ một cơ quan, sau đó xâm lấn đến nhiều vị trí trên cơ thể. 

Theo thống kê, có hơn 200 bệnh ung thư đã được ghi nhận, tên bệnh sẽ được đặt theo bộ phận khởi phát khối u cũng như tính chất của bệnh. Chẳng hạn, ung thư có nguồn gốc từ phổi được gọi là ung thư phổi. Khi lây đến gan sẽ gọi là bệnh ung thư gan thứ phát. Ung thư ở vú gọi là ung thư vú,…

Các bệnh lý ung thư thường xảy ra hiện nay gồm: gan, máu, cổ tử cung, tuyến tụy, trực tràng, vú, xương,..

Ung thư có lây không? 

Ung thư nói chung không thể lây truyền từ người sang người. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy bản thân các các tế bào K ở người thường sẽ không nhảy từ vật chủ này sang vật chủ khác. Tuy vậy trong một số trường hợp, quy tắc này vẫn bị phá vỡ. 

Bệnh không lây truyền từ người qua người khi hít thở không khí, dùng chung bàn chải đánh răng, tiếp xúc thông thường hay quan hệ tình dục,… Do đó nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc và lo lắng vối những câu hỏi như: Ung thư có lây qua đường ăn uống không?; Ung thư có lây qua đường hô hấp không?;… thì câu trả lời là Không.

Tuy nhiên, lây nhiễm một số bệnh nhiễm trùng, ghép tạng hay truyền từ mẹ sang con,… có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Ung thư cũng có thể di truyền trong các gia đình nhưng không phải lây truyền mà liên quan đến các đặc điểm gene.

ung thư có lây không?

Ung thư truyền từ người qua người ở trường hợp nào? 

Ung thư di truyền

Theo nhiều nghiên cứu lâm sàng, khi trong gia đình có người mắc ung thư, đặc biệt là những loại ung thư phổ biến như gan, phổi, vú,… thì con cái cũng có nguy cơ mắc. Ung thư di truyền chiếm khoảng 10% (ảnh hưởng của di truyền có thể khác nhau tùy theo loại). 

Nhiều đột biến gen liên quan đến ung thư như BRCA xảy ra trong các gen ức chế khối u. Các gen ức chế khối u mã hóa các protein sửa chữa DNA đã bị hư hỏng hoặc loại bỏ tế bào trước khi nó trở thành tế bào ung thư. Trong vài trường hợp, gen đột biến không gây bệnh K nhưng cản trở khả năng sửa chữa các tế bào bị tổn thương của cơ thể khi tiếp xúc với môi trường đã bị làm hỏng.

Ung thư do cấy ghép nội tạng

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy ung thư có thể gặp được ở những người được cấy ghép nội tạng. Điều này có thể bắt nguồn từ các loại thuốc được dùng để giảm nguy cơ thải ghép nội tạng chứ không phải lây lan từ nội tạng được hiến. Nói một cách dễ hiểu hơn, loại thuốc này làm suy yếu hệ thống miễn dịch, ngăn chặn khả năng tìm kiếm và tiêu diệt tế bào ung thư của cơ thể. Từ đó tạo cơ hội cho tế bào K có cơ hội phát triển. 

Truyền máu

Hiện nay chưa có bất kỳ bằng chứng gì cho việc ung thư lây truyền qua đường máu. Tuy nhiên theo quy định, bệnh nhân K không được hiến máu nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro. 

Lây bệnh nhiễm trùng

Những bệnh nhiễm trùng như HPV, HIV, viêm gan B,…truyền từ người sang người có thể dẫn đến ung thư. Trường hợp này không được tính là bệnh K lây nhiễm mà là tình trạng nhiễm trùng dẫn đến ung thư cực hiếm. 

Hầu hết các bệnh K đều có nhiều nguyên nhân khác nhau. Các yếu tố như tiếp xúc với chất gây ung thư, ức chế miễn dịch, yếu tố di truyền, lối sống… kết hợp với nhiễm trùng để gây ra ung thư.

ung-thu-co-lay-khong

Các cách phòng ngừa bệnh ung thư

Bổ sung Fucoidan – Tăng cường hệ miễn dịch, củng cố sức đề kháng

Theo nhiều nghiên cứu chứng minh cho thấy việc bổ sung Fucoidan – một hợp chất chiết xuất từ tảo nâu được cho là giải pháp mới giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả cũng như hỗ trợ điều trị các loại bệnh K ở mọi giai đoạn.

Hiện nay tại Việt Nam, một trong những dòng Fucoidan được các chuyên gia ung bướu khuyến cáo sử dụng chính là Okinawa FucoidanNano Fucoidan. Đây là 02 sản phẩm với thành phần có chứa 100% Fucoidan nguyên chất chiết xuất từ tảo nâu Mozuku (loại tảo chứa hàm lượng Fucoidan cao nhất và tốt nhất)

Những lợi ích đến từ sản phẩm Fucoidan là:

  • Phòng và hỗ trợ điều trị K cho mọi giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn điều trị
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị
  • Chống suy mòn khối cơ, hạn chế sụt, giảm cân
  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý tim mạch như chứng xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu, tăng huyết áp,…
  • Bồi bổ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Duy trì chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh

Để phòng ngừa bệnh ung thư, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây:

  • Không hút thuốc lá và hạn chế dùng bia rượu
  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh ung thư hiệu quả
  • Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để duy trì sức khỏe cơ thể
  • Không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trường thường xuyên, đặc biệt là từ 9h sáng đến 4h chiều
  • Tiêm ngừa các loại vắc xin đầy đủ
  • Khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư để phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời
  • Nên quan hệ tình dục chung thủy, dùng bao cao su khi quan hệ, không dùng chung bơm kim tiêm với người khác

Với những thông tin vừa rồi hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ung thư có lây không và nếu lây thì có thể lây qua những đường nào. Hãy lưu lại những thông tin này và chia sẻ với người thân, bạn bè để có thêm kiến thức và biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân mình trước thực trạng bệnh ung thư hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *