Những cảnh báo về ung thư dạ dày có thể bạn không ngờ đến

Ung thư dạ dày là một loại ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam, đây cũng là bệnh lý ác tính có tỉ lệ tỉ vong cao và phổ biến ở nhiều độ tuổi.

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh lý có tiên lượng xấu là bởi người bệnh thường bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo bệnh. Dẫn đến việc khi phát hiện thì bệnh đã tiến triển sang giai đoạn muộn, gây ảnh hưởng đến quá trình chẩn đoán, điều trị cũng như tốn nhiều chi phí khám chữa bệnh. 

Bài viết dưới đây, PTC sẽ giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh ác tính này, từ đó giúp việc chủ động phòng ngừa được dễ dàng hơn

1. Hiểu đúng về ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày xảy ra khi có sự phát triển bất thường của các tế bào trong dạ dày. Sự thay đổi/ phát triển bất thường xuất phát từ vài tế bào và có thể dần dần tiến triển tạo nên tổn thương ung thư dạng chồi sùi hay dạng loét. Quá trình này có thể ít nhất là vài tháng hoặc vài năm. Chính vì vậy, trong giai đoạn đầu hình thành khối u, nếu người bệnh không chủ động tầm soát sớm thì sẽ không thể nào phát hiện bệnh.  

Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của dạ dày, nhưng phổ biến nhất là phần chính của dạ dày (thân dạ dày) và nơi giao nhau của dạ dày – thực quản (thực quản là ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày). 

1.1. Những nguyên nhân gây nên ung thư dạ dày

✔ Nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori (một bệnh nhiễm trùng dạ dày phổ biến đôi khi có thể dẫn đến loét).

✔ Polyp dạ dày (sự phát triển bất thường của mô hình thành trên niêm mạc dạ dày).

✔ Bệnh viêm loét dạ dày tái đi tái lại, hoặc có tiền căn phẫu thuật các bệnh lý lành tính ở dạ dày.

✔ Người từ 50 tuổi trở lên.

✔ Đàn ông có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn phụ nữ.

✔ Hút thuốc lá, uống rượu bia.

✔ Chế độ ăn có nhiều thực phẩm có chứa chất bảo quản, ăn nhiều thức ăn nướng hoặc xông khói/ ngâm muối, ăn ít rau củ quả như đồ ăn lên men, thực phẩm đóng hộp, thịt hun khói.

✔ Béo phì.

1.2. Cơ thể cảnh báo những dấu hiệu của ung thư dạ dày

Ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày thường không xuất hiện những triệu chứng rõ rệt. Chính vì vậy mà hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều được phát hiện khi tế bào ung thư đã di căn ra các cơ quan khác hay khi đi khám sức khỏe định kỳ. 

Chính vì vậy mà khi cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào không bình thường, người bệnh cần chủ động đi khám ngay để đưa ra hướng giải quyết kịp thời. 

  • Đau bụng: Các cơn đau bụng ban đầu xuất hiện từng đợt, khi chuyển sang ung thư sẽ ngày càng trầm trọng và không thuyên giảm dù đã dùng thuốc.
  • Bụng to trướng: người mắc ung thư dạ dày thường có cảm giác đầy bụng bất thường sau khi ăn kèm với cảm giác khó chịu, buồn nôn và bụng to bất thường.
  • Thường xuyên ợ nóng: đây là một triệu chứng khá phức tạp, chúng thường liên quan đến đau bụng hoặc đau vùng thượng vị. Những người bị ợ nóng có thể bị loét dạ dày, có nghĩa là họ có nhiều axit trong dạ dày, tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn. Ợ nóng biểu hiện qua cảm giác nóng rát, buồn nôn hoặc thậm chí đau ngực
  • Sụt cân nhanh chóng: đây là tình trạng phổ biến
  • Đi ngoài phân đen hoặc lẫn máu trong phân: Dấu hiệu này thường bắt gặp ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày đã biến chứng nặng hoặc mắc polyp dạ dày.
  • Chán ăn, cơ thể mệt mỏi
  • Nôn ra máu: đây là triệu chứng nguy hiểm, cần thăm khám ngay khi xuất hiện triệu chứng này

1.3. Đối tượng dễ mắc ung thư dạ dày

Theo thống kê, đàn ông có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn phụ nữ. Bên cạnh đó, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi và phổ biến nhất ở độ tuổi từ 55 – 84

2. Phòng bệnh ung thư dạ dày bằng những cách nào?

✔ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo về mặt vệ sinh

✔ Không ăn quá nhiều đồ chiên, nướng nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, nhiều muối

✔ Không để cân nặng vượt quá mức cho phép, giảm cân ngay nếu béo phì

✔ Nói không với thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích

✔ Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/1 lần

2.1. Lời khuyên từ chuyên gia

Với sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện nay thì bệnh ung thư dạ dày hoàn toàn có hi vọng chữa trị cũng như kéo dài sự sống nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Chính vì vậy mà việc tầm soát phát hiện sớm chính là chìa khóa nắm giữ sự sống của bệnh nhân ung thư. 

Bên cạnh những cách phòng bệnh đã được liệt kê ở trên, người bệnh cần chủ động bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết như vitamin A, B, E , khoáng chất cần thiết. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy khả năng ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả có trong Fucoidan – hợp chất được chiết xuất từ rong nâu Mozuku tại vùng biển Okinawa, nổi bật với 04 cơ chế chính

✓ Phòng, hỗ trợ điều trị ung thư

✓ Tăng cường hệ miễn dịch ở người

✓ Hỗ trợ làm giảm nguy cơ u bướu, góp phần bảo vệ tạng.

✓ Hỗ trợ giảm các biến chứng và triệu chứng liên quan trong điều trị ung thư.

2.2. Những sản phẩm Fucoidan tốt nhất hiện nay tại PTC  

  • Dạng viên: Fucoidan Okinawa, Okinawa Fucoidan GOLD giúp Phòng Và Hỗ Trợ Điều Trị Ung Thư, chống suy mòn khối cơ
  • Dạng bột: Fucoidan Nano Phòng Và Hỗ Trợ Điều Trị Ung Thư 30 gói
  • Dạng nước: Super Fucoidan Phòng Và Hỗ Trợ Điều Trị Ung Thư

Tuy nhiên, tùy vào thành phần, công nghệ chiết xuất và liều lượng sử dụng sẽ đem lại những kết quả khác nhau. Để dùng Fucoidan đúng cách và đúng sản phẩm chính hãng, người mua nên chọn đúng những loại Fucoidan có tem nhãn được cung cấp trực tiếp từ PTC.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *