“Tôi đang điều trị ung thư vú? Đâu là chế độ dinh dưỡng phù hợp với tôi. Tôi nên kiêng ăn gì, bổ sung thêm thực phẩm gì? Hằng ngày tôi đã tiếp nhận vô số các nguồn thông tin cũng như các lời khuyên khác nhau về chế độ dinh dưỡng của mình. Câu hỏi khiến tôi rất bối rối chính là THỰC PHẨM TỪ ĐẬU NÀNH – ĐANG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ CÓ NÊN KIÊNG CỬ?
Đây hầu như là vấn đề của nhiều bệnh nhân hiện tại. Rằng họ không thể biết được đâu là đúng sai, đâu là phù hợp với mình trong chế độ ăn. Ở bài viết này, BIOCARE sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc

Trong đậu nành có gì?
Một nghiên cứu dài hơi đã được thực hiện trong suốt 25 năm đã chỉ ra rằng trong đậu nành có chứa isoflavone – đây là một chất có liên quan đến ung thư vú.
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác, nếu bổ sung đậu nành đúng cách với hàm lượng vừa đủ, chúng sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư vú cũng như giảm nguy cơ diễn tiến nặng hoặc tái phát của bệnh.
Một nghiên cứu ở Trung Quốc trên 73,000 phụ nữ cho thấy ăn ít nhất 13 gam đậu nành/ ngày sẽ làm giảm 11% nguy cơ ung thư vú. Bên cạnh đó, những nghiên cứu ở Mỹ cũng như Châu Á cho thấy sử dụng đậu nành sau khi điều trị ung thư vú có thể làm giảm tỉ lệ tái phát lên đáng kể.
Ở một hình thức chế biến khác là đậu hũ, con số hợp lý mà mỗi người có thể tiêu thụ trong 1 ngày đó là 90gam. Với hàm lượng này thì sẽ đáp ứng được vấn đề cải thiện sức khỏe.
Trái lại, nếu dùng liều lượng quá cao, lượng isoflavone sẽ bị dư thừa, dẫn đến gia tăng nguy cơ ung thư vú.

Những lợi ích bất ngờ về đậu nành với bệnh nhân ung thư vú
- Genistein – có trong thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành – có thể bảo vệ BRCA1 (một gen ức chế khối u), một gen đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát triển khối u ở mô vú, chống lại các bệnh di truyền như ung thư;
- Đậu nành là một nguồn cung cấp protein có giá trị sinh học cao, chất xơ, kali và acid folic chất lượng cao. Nó cũng là nguồn cung cấp protein tốt, không chứa cholesterol (do có nguồn gốc thực vật) và là nguồn cung cấp acid béo thiết yếu. Do đó sử dụng đậu nành rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu.
- Đậu nành có nhiều đạm hơn thịt, nhiều canxi hơn sữa bò, nhiều lecithin hơn trứng. Các amino acid cần thiết mà cơ thể không tạo ra được đều có trong đậu nành.
Từ những phân tích trên có thể thấy ĐẬU NÀNH KHÔNG XẤU ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN UNG THƯ. TUY NHIÊN NGƯỜI BỆNH CẦN BỔ SUNG CHỌN LỌC VỚI HÀM LƯỢNG VỪA ĐỦ, CÂN ĐỐI để có thể phát huy tối đa công dụng của thực phẩm cũng như không xảy ra biến chứng gì xấu cho cơ thể. Khuyến nghị đậu nành cho bệnh nhân ung thư hiện nay là 1- 2 đơn vị/ngày tương đương với 1-2 bìa đậu phụ, 1-2 cốc sữa đậu nành, 30-60g hạt đậu nành.
—————————————–
CÔNG TY TNHH PT CONSUMER
Địa chỉ: 900 Cách Mạng Tháng 8, Phường 5, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hotline: 1800 6671
Website: https://ptcshop.vn/
Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/ptc-shop?t=store
Lazada: https://www.lazada.vn/shop/ptc-shop
- 10 NGUYÊN NHÂN KHIẾN TỈ LỆ UNG THƯ HỆ TIÊU HÓA NGÀY CÀNG TĂNG CAO
- UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
- Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư dạ dày
- TOP 10 ĐỊA CHỈ TẦM SOÁT UNG THƯ TỐT NHẤT VIỆT NAM
- UNG THƯ PHỔI VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT CỰC KỲ NGUY HIỂM