UNG THƯ LƯỠI – CÁC DẤU HIỆU NGUY HIỂM MÀ BẠN THƯỜNG BỎ QUA

Lưỡi là bộ phận quan trọng giúp con người cảm nhận vị giác và phát ra âm thanh tròn vành khi giao tiếp. Vậy khi con người bị ung thư lưỡi thì điều gì sẽ xảy ra, ung thư lưỡi có chữa được không và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như thế nào? Cùng PTC Shop tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị, và để lại ý kiến của bạn ở phía dưới bài viết này nhé!

Ung thư lưỡi là gì?

Ung thư lưỡi là một loại ung thư phát triển bất thường trong các tế bào vảy trên bề mặt lưỡi. Ung thư lưỡi có thể là khối u hoặc gây tổn thương bề mặt lưỡi. Những dấu hiệu đáng chú ý nhất của ung thư lưỡi là vết thương trên lưỡi không lành và gây đau.

Thông thường, ung thư lưỡi thường xuất hiện và phát triển ở hai khu vực khác nhau của lưỡi. Ung thư lưỡi thường phát triển ở khu vực phía trước của lưỡi, trong khi ung gần khu vực hầu họng được gọi là ung thư vòm họng. Không chỉ chiếm nhiều chức năng quan trọng, lưỡi còn là bộ phận “chỉ điểm” tình trạng sức khỏe của chủ nhân, vì thế khi lưỡi phát sinh vấn đề, chúng ta thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác.

Nguyên nhân gây ra ung thư lưỡi

Hiện nay, các nhà khoa học chưa có đầy đủ thông tin để chứng minh nguyên nhân gây ra ung thư lưỡi. Tuy nhiên, họ có thể chỉ điểm ra được một số nguy cơ làm gia tăng tỉ lệ gây ra ung thư lưỡi bao gồm:

  • Hút thuốc lá. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư lưỡi cao gấp 15 lần so với những người không hút thuốc;
  • Uống quá nhiều rượu bia;
  • Chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ, thịt đông lạnh, ít rau củ và trái cây;
  • Bị nhiễm virut papilloma ở người (HPV);
  • Di truyền. Gia đình có người mắc bệnh ung thư lưỡi hoặc ung thư vòm họng;
  • Đã từng bị ung thư trước đó, đặc biệt là ung thư tế bào vảy;
  • Giới tính nam từ 50 tuổi trở lên.

Ngoài ra, nguy cơ gia tăng tỉ lệ ung thư lưỡi cũng được thống kê trong một số nguyên nhân khác: Bệnh trào ngược dạ dày (GERD), ăn nhiều các thực phẩm muối chua, tiếp xúc với các hóa, vệ sinh răng miệng kém,…

Dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi

Các tế bào vảy là những tế bào mỏng, phẳng xuất hiện phân bổ trên bề mặt da, trong niêm mạc của đường tiêu hóa và hô hấp, niêm mạc miệng, cổ họng, tuyến giáp, thanh quản và đặc biệt là lưỡi. Ung thư lưỡi liên quan đến sự rối loạn của các tế bào vảy này.

Các triệu chứng ung thư lưỡi thường gây đau và xuất hiện các vét loét trên lưỡi. Ngoài ra, các biểu hiện khác của bệnh ung thư lưỡi bao gồm:

  • Đau hàm và cổ họng;
  • Đau khi nuốt;
  • Luôn luôn có cảm giác có gì đó đang bị mắc chèn trong cổ họng;
  • Lưỡi hoặc hàm cứng, khó cử động;
  • Mắc chứng khó nhai nuốt thức ăn;
  • Xuất hiện một mảng màu đỏ hoặc trắng trên niêm mạc hoặc bên trong lưỡi;
  • Lưỡi bị lỡ loét khó lành;
  • Miệng, lưỡi, hàm thường xuyên bị tê cứng, khó cử động;
  • Chảy máu lưỡi không rõ nguyên do;
  • Thường xuyên bị mọc mụn, lở miệng trên lưỡi lâu lành.

Các dấu hiệu của ung thư lưỡi khá giống một số loại bệnh về răng miệng khác, tuy nhiên, ung thư lưỡi giai đoạn đầu của bệnh không có những dấu hiệu quá rõ ràng rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn. Ngoài ra, các triệu chứng của ung thư lưỡi khá giống với một số loại bệnh ung thư khác, nếu trong gia đình thấy các dấu hiệu bất thường nêu trên, không có dấu hiệu thuyên giảm trong một thời gian dài thì nên đến các trung tâm y tế thăm khám và tầm soát ung thư kịp thời.

Một số hình ảnh về bệnh ung thư lưỡi

Điều trị ung thư lưỡi như thế nào?

Phương pháp để điều trị ung thư lưỡi thường được áp dụng là phẫu thuật, phẫu thuật giúp loại bỏ các mô ung thư.

Các Bác sĩ thường loại bỏ các khối u nhỏ chỉ trong một lần phẫu thuật, tuy nhiên đối với các khối u lớn và đã lan rộng ra, các Bác sĩ cần làm một cuộc phẫu thuật lớn cắt bỏ một phần lưỡi và cấy mô thay thế từ các phần khác của cơ thể. Phẫu thuật sẽ ảnh hưởng, để lại nhiều di chứng đối với các hoạt động sống thường ngày như:

  • Nói
  • Ăn
  • Thở
  • Nuốt

Ngoài phẫu thuật, một số người bệnh sẽ được áp dụng cả hóa trị và xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn xót lại.

>>> Xem thêm: Tác động của công nghệ Nano đối với tế bào ung thư

Trả lời những câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1. Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?

Đối với mọi loại ung thư, khả năng điều trị bệnh và thời gian sống của bệnh nhân ung thư lưỡi cũng phụ thuộc vào hệ miễn dịch của người bệnh, mức độ phát triển của bệnh, vị trí, kích thước khối u và phương pháp tiêu diệt tế bào ung thư. Bên cạnh đó, bệnh còn ảnh hưởng nhiều chế độ ăn uống và tinh thần của bệnh nhân.

Các Bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên quá bi quan khi biết mình bị mắc bệnh ung thư lưỡi, bởi vì ung thư lưỡi phụ thuộc hoàn toàn vào thái độ của người bệnh đối với căn bệnh.

Câu hỏi 2. Ung thư lưỡi sống được bao lâu?

Theo khảo sát, tỷ lệ sống của người bệnh sẽ giảm dần theo giai đoạn của bệnh, cụ thể đối với các giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: tỷ lệ sống sau 5 năm là 58%;
  • Giai đoạn 2: tỷ lệ sống sau 5 năm là 56%
  • Giai đoạn 3: tỷ lệ sống sau 5 năm là 55%;
  • Giai đoạn cuối: tỉ lệ sống sau 5 năm giảm xuống ở mức 43%.

Đây là những con số thống kê trung bình của các bệnh nhân điều trị, dĩ nhiên những bệnh nhân có hệ miễn dịch khỏe mạnh, lối sống lành mạnh, kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý thì tỉ lệ duy trì sự sống sẽ luôn luôn cao hơn.

Câu hỏi 3. Ung thư lưỡi có lây không?

Vì lý do bệnh có khả năng di căn sang bộ phận khác, nên hiện nay có rất nhiều người nghĩ bệnh ung thư lưỡi có thể lây truyền. Tuy nhiên đối với hầu như các bệnh ung thư nói chung và ung thư lưỡi nói riêng là nhóm bệnh không lây nhiễm, hoàn toàn không có khả năng lây lan khi tiếp xúc.

Tuy nhiên, những người trong gia đình có người thân bị ung thư lưỡi có tỉ lệ mắc bệnh ung thư lưỡi cao hơn những người bình thường, nên theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Câu hỏi 4. Người đang điều trị ung thư lưỡi có sử dụng Fucoidan được không?

Tiếp nhận phương pháp điều trị ung thư có rất nhiều mặt trái, trong đó có rất nhiều bệnh nhân không có đủ sức khỏe để tiếp nhận phương pháp điều trị, không có một hệ miễn dịch khỏe mạnh để đẩy lùi sự phát triển của ung thư, tế bào ung thư dần “ăn mòn” khiến cho sức khỏe người càng đi xuống và qua đời nhanh hơn.

Vì vậy, những bệnh nhân đang điều trị ung thư lưỡi bằng bất cứ phương pháp nào cũng đều cần một hệ miễn dịch khỏe mạnh để giúp cơ thể tiếp nhận phương pháp điều trị. Đó cũng chính là lý do Fucoidan được đánh giá cao khi kết hợp trong quá trình điều trị ung thư, Fucoidan với 4 cơ chế tác động, giúp tạo thành một lớp rào cản, không cho các tế bào hấp thu dưỡng chất, từ đó “bỏ đói” chúng và ngăn ngừa sự lan truyền của khối u. Đồng thời, các dưỡng chất từ hợp chất Fucoidan còn giúp người bệnh được củng cố thêm hệ miễn dịch, làm giảm các tác dụng phụ của thuốc từ hóa trị và xạ trị.

>>> Xem thêm: Fucoidan – Phòng và hỗ trợ điều trị ung thư nhập khẩu Nhật Bản

CÔNG TY TNHH PT CONSUMER

Địa chỉ: Lầu 6, Tòa nhà Arrow, 40 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM.

Hotline: 1800 6671

Website: https://ptcshop.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *