UNG THƯ CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Trung bình tại Việt Nam, mỗi ngày có đến 14 phụ nữ ở Việt Nam mắc ung thư cổ tử cung, và cứ 14 người mắc bệnh thì có tới 7 người tử vong, 7 người còn lại mất khả năng làm mẹ hoặc có các dấu hiệu của tế bào ung thư di căn tái phát. Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác. Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này để phòng tránh một cách hiệu quả.

Khái niệm đúng về ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là thuật ngữ y học nói về sự rối loạn do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển quá nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ trên khắp Thế giới, bệnh này có thể điều trị triệt để nếu được phát hiện sớm, hiện nay các nhà nghiên cứu đã tìm ra nhiều phương pháp ngăn chặn nguy cơ của bệnh.

>>> Xem thêm: Bệnh ung thư tinh hoàn: Những điều cần biết để ngăn chặn vô sinh

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là gì?

Virus HPV là nguyên nhân của rất nhiều bệnh như: Ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, hầu họng. Phần lớn tất cả các nguyên nhân ung thư cổ tử cung là do virus HPV gây ra thông qua đường quan hệ tình dục. Tác nhân gây bệnh là vi rút thuộc nhóm loại 6, 11 thường gặp nhất. Các nhóm virus HPV loại 16, 18, 31, 33, 35 thường phối hợp gây loạn sản hoặc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, virus HPV này không gây ra bất kì triệu chứng nào nên bạn không thể biết mình có đang bị nhiễm virus hay không.

Nữ giới nên đi xét nghiệm Pap định kỳ và theo dõi tầm soát ung thư. Phòng bệnh vẫn tốt hơn là chữa bệnh, nếu được chẩn đoán sớm, tỉ lệ điều trị bệnh sẽ cao hơn khi phát hiện ra bệnh quá trễ. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Quan hệ tình dục bừa bãi. Số lượng bạn tình càng nhiều – nguy cơ bị nhiễm HPV càng cao.
  • Hoạt động tình dục khi còn quá nhỏ. Quan hệ tình dục khi cơ quan sinh dục chưa kịp phát triển hoàn chỉnh làm tăng nguy cơ lây truyền virus HPV.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu. Hệ thống miễn dịch bị suy yếu khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm virus HPV.
  • Hút thuốc. Các hóa chất trong thuốc lá có khả năng làm biến đổi các màn tế bào trong tử cung.
  • Mang thai nhiều lần. Những phụ nữ mang thai trên 3 lần có khả năng mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao hơn những người bình thường.
  • Lạm dụng thuốc liên quan đến thai kỳ. Một số loại thuốc liên quan đến mang thai như: thuốc tránh thai, thuốc nạo phá, thuốc ngăn ngừa xảy thai…có các tác dụng phụ làm co ép tử cung, khiến cho cơ thể dễ nhiễm virus dẫn đến ung thư cổ tử cung. 
  • Di truyền. Ung thư cổ tử cung cáo thể di truyền qua các thế hệ trong gia đình, nếu trong gia đình bạn có người bị ung thư cổ tử cung thì bạn có khả năng mắc bệnh cao gấp 2-3 lần những người bình thường.

Những dấu hiệu nhận biết của ung thư cổ tử cung là gì?

Cũng giống như những loại ung thư khác, ung thư cổ tử cung trong giai đoạn đầu thường không có nhiều dấu hiệu nhận biết rõ ràng, chỉ đến khi các khối u trong tử cung bắt đầu phát triển và ảnh hưởng đến các chức năng khác thì chúng mới bắt đầu các triệu chứng đặc biệt:

  • Chảy máu từ âm đạo một cách bất thường, không phải chu kỳ kinh nguyệt hoặc thời gian chảy máu kinh nguyệt lâu hơn bình thường, sau mãn kinh;
  • Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới hoặc khu vực xương chậu;
  • Bị đau khi quan hệ tình dục;
  • Âm đạo bị tiết dịch lạ, trong dịch có ẩn máu.

Trong thời gian ban đầu, các triệu chứng không rõ ràng, chỉ giống như các biểu hiện của một số bệnh phụ khoa nên rất dễ khiến người bệnh chủ quan, chúng ta có thể phòng ngừa bệnh tốt nhất bằng cách thường xuyên làm xét nghiệm tầm soát ung thư và khám phụ khoa tại các trung tâm y tế uy tín.

Điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào?

Nhìn chung, có ba phương pháp điều trị chính cho ung thư cổ tử cung bao gồm: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Phẫu thuật: Đối với phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ khối ung thư cổ tử cung, bao gồm:

  • Cắt bỏ cổ tử cung;
  • Cắt bỏ tử cung: Người bệnh sẽ mất đi khả năng làm mẹ nếu cắt bỏ tử cung;
  • Đoạn chậu: Đây là một phẫu thuật lớn, trong đó cắt bỏ đoạn chậu bao gồm cổ tử cung, âm đạo, tử cung, bàng quang, buồng trứng, ống dẫn trứng và trực tràng.

Xạ trị: Trong giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung, người bệnh có thể sẽ điều trị bằng xạ trị hoặc kết hợp với phẫu thuật. Nhưng khi ung thư đã tiến sang giai đoạn trễ, bác sĩ có thể đề nghị xạ trị kết hợp với hóa trị liệu để tăng nhanh quá trình điều trị.

Hóa trị: Hóa trị là phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư cổ tử cung, các Bác sĩ có thể đề nghị điều trị hóa trị chung với xạ trị để tăng hiệu quả điều trị.

Tuy nhiên, chưa kể đến những rủi ro, tất cả các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung đề có tác dụng phụ như: bị mãn kinh sớm, hẹp âm đạo hoặc tắc nghẽn hạch bạch huyết sau khi điều trị.

>>> Xem thêm: Tác động của công nghệ Nano đối với tế bào ung thư

Một số câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu được phát hiện càng sớm (bệnh nhân có thể sống khỏe mạnh trên 5 năm) và tỷ lệ bảo tồn chức năng sinh sản cao, tỷ lệ điều trị sẽ giảm dần qua các giai đoạn của bệnh.

Câu hỏi 2: Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Thông thường khi bắt đầu nhiễm virus HPV, gây ra các triệu chứng bất bình thường sẽ kéo dài trung bình khoảng độ 10-15 năm. Nếu như sự tiến triển ung thư được phát hiện kịp thời thì sẽ được các bác sĩ tiến hành điều trị, ngăn ngừa ung thư phát triển và di căn đến các bộ phận khác. Vì vậy, ung thư cổ tử cung sống được trong thời gian bao lâu còn tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh.

Câu hỏi 3: ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không?

Đây là căn bệnh không chỉ phổ biến mà còn rất nguy hiểm đối với phụ nữ. Ung thư cổ tử cung có khả năng lấy đi thiên chức làm mẹ của phụ nữ, di căn qua các bộ phận khác và đặc biệt có khả năng di truyền qua các thế hệ.

Câu hỏi 4: Có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung?

Vắc xin phòng virus được khuyến cáo tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 tuổi trở lên, bất luận là đã từng có quan hệ tình dục hay chưa. Theo các chuyên gia, các chị em nên đi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt.

Câu hỏi 5: Chích ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu tốt?

Các chị em có thể chích chừa ung thư cổ tử cung ở các trung tâm y tế uy tín hoặc bệnh viện chuyên khoa về vắc xin trong khu vực sinh sống để chích ngừa và bảo vệ bản thân.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng FUCOIDAN

Theo khuyến cáo, những phụ nữ đã từng chích ngừa ung thư cổ tử cung sẽ giảm thiểu tối đa tỉ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, tuy nhiên, không phải là hoàn toàn. Vì thế chị em có thể tự bảo vệ bản thân và người nhà bằng các thực phẩm phòng tránh ung thư.

Nano Fucoidan được biết đến là sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, gia tăng hệ miễn dịch và làm giảm các tác dụng phụ của thuốc hóa trị/ xạ trị. Bên cạnh đó, Fucoidan được các chuyên gia nhận định có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư với 4 cơ chế chống ung thư vô cùng đặc biệt.

Ở giai đoạn phòng ngừa, Fucoidan cung cấp dưỡng chất cho tế bào giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, phát hiện, ngăn chặn và tiêu diệt các tế bào lạ trong cơ thể.

>>> Xem thêm: Nano Fucoidan – Phòng và hỗ trợ điều trị ung thư Nhật Bản

CÔNG TY TNHH PT CONSUMER

Địa chỉ: Tầng 6 Tòa nhà Arrow, 40 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM.

Hotline: 1800 6671

Website: ptcshop.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *