Ung thư có tỷ lệ tỷ vong cao trên thế giới, tuy nhiên hiện nay khoa học y tế phát triển với nhiều bước tiến vì thể tỷ lệ cứu sống cũng dần tăng cao. Do đó, việc cần bổ sung kiến thức là điều hết sức cần thiết để chúng ta có thể nhận diện sớm nhất và điều trị kịp thời. Sau đây là 8 điều cần biết tổng quan về ung thư mà mọi người không nên bỏ qua.
Mục Lục
1. Bệnh ung thư là gì?
Cơ thể chúng ta rất “thông minh” tất cả đều có chỉ thị và hệ thống. Hầu hết, các tế bào trong cơ thể đều được chỉ định với nhiệm vụ, chức năng cụ thể và tuổi thọ cố định. Trong quá trình cơ thể vận hành, khi một tế bào nhận được chỉ thị “chết”, nó sẽ thực hiện theo chu trình Apoptosis và thay thế bằng tế bào mới để tiếp tục tham gia hoạt động cơ thể. Các tế bào ác tính thường không có các yếu tố chỉ định từ cơ thể vì vậy chúng tích tụ trong cơ thể sử dụng nguồn oxy và chất dinh dưỡng của các tế bào khác.
Và tế bào ác tính có thể tập trung một chỗ hoặc di duyển đến các vùng khác. Tùy thuộc vào lọai ung thư mà tế bào tăng sinh nhanh chóng hoặc phát triển và phân chia với tốc độ chậm hơn. Hiện nay, có hơn 100 loại ung thư khác nhau với tên gọi theo cơ quan mà phát sinh bệnh. Chẳng hạn, ung thư phổi phát sinh từ các tế bào phổi, ung thư vú phát sinh từ các tế bào vú,… Ngoài ra ung thư có thể phát triển từ máu như ung thư máu ( bệnh máu ác tính).
2. Phân biệt giữa tế bào lành tính và tế bào ung thư
Một cơ thể khỏe mạnh cần có hệ miễn dịch đáp ứng. Hệ miễn dịch được xem như “hàng rào bảo vệ” giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài, có khả năng loại bỏ và tiêu diệt các tế bào bị tổn thường hoặc bất thường trong cơ thể. Theo các chuyên gia, tế bào ác tính có khả năng “tàng hình” trước cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch để tiếp tục tồn tại và phát triển.
Theo khoa học, các tế bào ác tính ảnh hưởng đến các tế bào, phân tử và mạch máu gần nó, do nó có thể tạo ra các tế bào bình thường quanh nó để hình thành mạch máu cung cấp nguồn oxy và chất dinh dưỡng nuôi khối u.
3. Triệu chứng cơ bản của bệnh ung thư
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi
- Cân nặng giảm hoặc tăng bất thường
- Tình trạng da thay đổi: màu sắc, viêm loét khó lành, hình dáng nốt ruồi
- Chán ăn, khó nuốt
- Khó thở
- Khó tiêu kéo dài hoặc khó chịu sau ăn
- Cơ khớp thường đau dai dẳng
- Chảy máu hoặc vết bầm trên da không rõ nguyên nhân
4. Nguyên nhân bệnh ung thư
DNA là vật liệu di truyền, mỗi gen chứa một bộ hướng dẫn cho các tế bào thực hiện các chức năng cụ thể cũng như cách phát triển và phân chia. Cơ thể có khả năng sửa lỗi khi sai sót trong DNA nhưng một số không khắc phục được có thể hình thành tế bào ác tính.
Các nhà khoa học trung tâm Ung thư Johns Hopkins Kimmel, Mỹ cho rằng hầu hết các bệnh ung thư là do lỗi trong quá trình mã hóa gen khi tế bào phân chia. Thực tế có 2/3 số ca có nguyên nhân từ lỗi DNA.
Lối sống hằng ngày cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Lối sống không lành mạnh, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá, thức ăn nhanh, mặn, chế biến sẵn,… Hoặc lười vận động, không bảo vệ cơ thể dưới trời nắng gắt,…
Nếu trong gia đình bệnh có tiền sử về ung thư thì rất có thể có đột biến gen di truyền từ thế hệ trước và sau. Vì thế bạn nên làm xét nghiệm kiểm tra di truyền đột biến để có những biện pháp kịp thời.
Môi trường cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ ung thư. Không khí ô nhiễm với lượng lớn hóa chất, khói bụi, khí thải hay ngay khi không hút thuốc vẫn mắc ung thư vì hít phải khỏi thuốc. Hoặc làm việc trong mô trường nhiều hóa chất: amiang, benzen,…
5. Ung thư phát triển như thế nào?
- Khởi phát
- Tăng trưởng
- Thúc đẩy
- Chuyển biến
- Lan tràn
- Di căn
6. Biến chứng của ung thư
Trong quá trình điều trị hoặc sau điều trị sẽ gây ra một số biến chứng thường gặp:
- Đau đớn
- Mệt mỏi, xuống tinh thần
- Khó thở, buồn nôn
- Tiêu chảy, táo bón
- Giảm sút cân nặng
- Thay đổi chuyển hóa trong cơ thể: đi tiểu thường xuyên, khô họng, khát liên tục
- Ảnh hưởng đến não và thần kinh
7. Phương pháp điều trị ung thư
Tùy vào loại ung thư và giai đoạn tiến triển mà bác sĩ có phác đồ điều trị khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiện nay:
- Hóa trị nhằm mục đích tiêu diệt hoặc thu nhỏ tế bào ác tính bằng các loại thuốc nhưng tác dụng phụ thường nghiêm trọng.
- Liệu pháp hoocmon: làm thay đổi hoạt động của một số hoomon hoặc can thiệp vào khả năng sản xuất của cơ thể, thường áp dụng ung thư vú và tuyến tiền liệt
- Liệu pháp miễn dịch: tăng cường hệ miễn dịch chống lại tế bào ác tính, khối u
- Xạ trị sử dụng bức xạ có năng lượng cao để thu nhỏ, giảm triệu chứng, tiêu diệt tế bào ác tính.
- Ghép tế bào gốc: thường áp dụng cho ung thư hạch, máu
- Phẫu thuật
8. Cách phòng ngừa ung thư hiệu quả
Thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng là lời khuyên mà các bác sĩ thường gửi đến bạn:
- Bỏ thuốc lá
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều vì tia cực tím (UV) từ mặt trời làm tăng ung thư da. Nên dùng quần áo bảo hộ và kem chống nắng khi ra ngoài.
- Chế độ ăn uống đa dạng, khoa học với đầy đủ các nhóm chất, bổ sung nhiều trái cây, rau củ quả, ngũ cốc,…
- Luyện tập thể dục thường xuyên, cải thiện cân năng
- Duy trì cân năng, tránh thừa cân báo phì
- Nên kiểm tra, khám sàng lọc thường xuyên để phát hiện tế bào ác tính, khối u
Theo các chuyên gia Nhật Bản, Fucoidan có cơ chế tăng cường miễn dịch, “bỏ đói” tế bào ác tính và tăng cường tuổi thọ. Không chỉ có tác dụng phòng ngừa ung thư hiệu quả, nhiều bác sĩ tại Nhật Bản khuyên bệnh nhân nên sử dụng Okinawa Fucoidan trong quá trình điều trị để tăng cường miễn dịch để hỗ trợ cho phương pháp điều trị ung thư. Ngoài ra, hấp thu Fucoidan giúp người bệnh ung thư giảm các tác dụng phụ của hóa xạ trị như: Nôn mửa, suy giảm miễn dịch, sốt, chán ăn, mất ngủ,…
—